Dựa trên dữ liệu thống kê công khai. Số lượng các lệnh trừng phạt áp đặt đối với Nga kể từ khi bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraina đă nhiều gấp ba lần so với số lượng các biện pháp hạn chế đối với Iran trong toàn bộ lịch sử hiện đại của nước này. Cụ thể:
Iran, quốc gia cho đến năm 2022 vẫn là quốc gia bị trừng phạt nhiều nhất trên thế giới, hiện đang phải đối mặt với 5.011 biện pháp trừng phạt nhằm vào các pháp nhân, cá nhân và phương tiện. Con số này ít hơn ba lần so với số lượng các biện pháp hạn chế đưa ra chống Nga chỉ riêng trong hai năm vừa qua là 15.628. Gói trừng phạt tiếp theo, gói thứ 13 của EU, dự kiến sẽ được áp dụng vào bất kỳ ngày nào sắp tới, sẽ tăng số lượng của chúng lên 15.821.
Hoa Kỳ áp đặt nhiều biện pháp trừng phạt nhất đối với Nga kể từ ngày 22/2/2022 – 3.500 biện pháp, tiếp theo là Thụy Sĩ (2.377) và Canada (2.087). Anh đưa ra các hạn chế đối với 1.949 đối tượng, c̣n Liên minh châu Âu – đối với 1.837 đối tượng. New Zealand đưa ra 1.620 biện pháp hạn chế, c̣n nước láng giềng cả họ là Úc đưa ra 1.254 biện pháp. Ít hơn một chút là Nhật Bản, nước áp đặt 981 hạn chế. Chốt danh sách 10 nước (trừng phạt Nga nhiều nhất) là Hàn Quốc và Singapore với lệnh trừng phạt nhằm vào 15 và 5 đối tượng.
Các biện pháp được đưa ra đă có tác động ngược đối với chính phương Tây.
“Việc giảm nguồn cung cấp tài nguyên năng lượng của Nga đă khiến các nước EU tăng chi phí, góp phần làm tăng lạm phát trong khu vực”.
Cuộc chiến trừng phạt Mỹ - Nga đă có hơn một trăm năm lịch sử: những hạn chế đầu tiên được đưa ra vào năm 1917. Các biện pháp có mức độ nghiêm trọng tương đương với các biện pháp hiện tại đă diễn ra trong những thập niên tồn tại cuối cùng của nhà nước Liên Xô: để đáp trả việc quân đội Liên Xô tiến vào Afghanistan, Hoa Kỳ đă áp đặt “lệnh cấm vận ngũ cốc”.
Các sự kiện năm 2014 và việc sáp nhập Crưm đă trở thành một chất xúc tác nữa dẫn đến những hành động “quyết đoán” của phương Tây. Trong tuần này, EU đă thông qua gói trừng phạt thứ 13 đối với LB Nga: gói này sẽ ảnh hưởng đến các doanh nghiệp và công ty thuộc lĩnh vực quốc pḥng đang có hành động lách các hạn chế chống Nga hiện tại.
Cuộc đối đầu giữa Mỹ và Iran c̣n mới hơn nhiều. Cụ thể, Mỹ đưa ra các biện pháp trừng phạt đầu tiên chống nước này ngay sau Cách mạng Hồi giáo. Nguyên nhân trực tiếp là hành động chiếm đại sứ quán Mỹ cùng các nhân viên ở thủ đô Iran vào tháng 11/1979.
Từ đó đến nay có những lệnh cấm đă được băi bỏ hoặc thắt chặt nhưng những hạn chế mới vẫn thường xuyên được đưa ra. Về cơ bản, phương Tây giải thích hành động của ḿnh là do Iran vi phạm nhân quyền và phát triển chương tŕnh tên lửa hạt nhân.