Theo phân tích dữ liệu thương mại và đầu tư của Bloomberg, Ba Lan, Mexico, Morocco, Indonesia và Việt Nam đang cùng được hưởng lợi từ việc tái sắp xếp và cải tổ của chuỗi cung ứng toàn cầu, nhằm ứng phó với những biến động mới về địa chính trị, địa kinh tế trên thế giới.
“Những thế lực kinh tế mới”
Căng thẳng tiếp tục gia tăng giữa Trung Quốc và phương Tây, đặc biệt là châu Âu và Mỹ, khi các sự kiện chính trị quốc tế làm tăng thêm sự bất ổn trên toàn cầu.
Theo phân tích trên, nằm giữa các đường đứt găy địa chính trị mới h́nh thành, một số quốc gia đang nổi lên như những “người chiến thắng”. Họ đang trở thành những mắt xích quan trọng, đóng vai tṛ kết nối trong nền kinh tế toàn cầu vốn đang bị phân mảnh, làm nên các “thế lực kinh tế mới”.
Năm 2022, nhóm quốc gia này có tổng quy mô kinh tế lên tới 4 ngh́n tỷ USD - nhiều hơn Ấn Độ và gần bằng Đức hoặc Nhật Bản. Theo mục tiêu đă đề ra, dù sở hữu nền chính trị hay có quá khứ khác nhau, họ đều có mục tiêu chung là mong muốn nắm bắt cơ hội kinh tế, bằng cách tự định vị là mối liên kết mới giữa Trung Quốc và Mỹ, hoặc châu Âu, Trung Quốc và các nền kinh tế châu Á khác.
Không phải là những nền kinh tế duy nhất phải đối mặt với xu hướng phân mảnh của kinh tế toàn cầu, nhưng “không phải ai cũng chọn phe” trước sự hấp dẫn từ Washington và Bắc Kinh. Theo nhận định của giới chuyên gia, năm quốc gia này đă nổi lên, trở thành những nền tảng trung gian quan trọng, nhờ vị trí địa lư và khả năng thúc đẩy hợp tác thương mại.
Người ta c̣n gọi đó là những nền kinh tế kết nối, v́ trong nhiều trường hợp, đây không c̣n chỉ là kết nối song phương giữa hai nền kinh tế. Mức độ toàn cầu hóa diễn ra tại đây phản ánh đầy đủ từ thuế quan đến địa chính trị, thương mại, đầu tư, dẫn dắt sự chuyển hướng liên kết giữa các nền kinh tế lớn, thông qua các nền kinh tế trung gian này.
Chẳng hạn, đứng giữa sự cạnh tranh Mỹ - Trung Quốc, họ trở thành trung tâm điều ḥa giữa các nhà sản xuất lớn với các thị trường lớn, đóng vai tṛ ngày càng quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu. V́ vậy, thế giới đang chứng kiến sự kéo dài của chuỗi cung ứng toàn cầu được bổ sung những điểm dừng mới.
Chẳng hạn, Việt Nam hay Mexico được gọi là những “điểm cân bằng tinh tế” khi bảo đảm đầu mối nối giữa hai người khổng lồ Mỹ-Trung Quốc đi cạnh nhau, nhưng luôn cạnh tranh với nhau. Trong đó, nổi lên vai tṛ của các quan hệ thương mại tự do và các hiệp định thương mại tự do.
Mexico, vốn là một phần của Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA), với sự khác biệt lớn trong mối quan hệ kinh tế với Mỹ và Canada. Đây cũng là một phần quan trọng của chuỗi cung ứng ở Bắc Mỹ, là lư do hàng đầu khiến các nhà sản xuất Trung Quốc đầu tư vào Mexico.
Theo giới quan sát đánh giá, điều này tương tự với Việt Nam. Trong mục tiêu gây dựng mạng lưới thương mại toàn cầu, kể từ những năm 1990, Việt Nam đă nỗ lực xây dựng mối quan hệ kinh tế tốt đẹp với cả Mỹ và Trung Quốc. Các mối quan hệ nền tảng này của Việt Nam có trước cả khi các căng thẳng về địa chính trị hiện tại h́nh thành trên toàn cầu.Cũng như Mexico, Việt Nam đang nổi lên như một trung tâm sản xuất quan trọng của thế giới. Bởi không chỉ rất gần Trung Quốc - công xưởng của thế giới về vị trí địa lư, Việt Nam c̣n có quan hệ rất tốt với Mỹ, thị trường hấp dẫn hàng đầu thế giới.
Ba Lan được hưởng lợi khi ở bên cạnh Đức - một nhà sản xuất rất lớn và cũng là một phần của thị trường chung EU - thị trường tiêu dùng khổng lồ. Tất nhiên, trong một thế giới toàn cầu phân cực hơn, những lợi thế kinh tế này càng trở nên quan trọng hơn.
Trong khi đó, Morocco nằm ở nơi giao ḥa giữa châu Phi và châu Âu, có mối quan hệ thương mại tự do với Mỹ, cũng như EU - có nghĩa là, giống như Mexico, nước này sớm trở thành một trung tâm đầu tư, sản xuất và hơn nữa, họ đang thực sự nỗ lực định vị trong các lĩnh vực năng lượng mới.
Tất nhiên, trong bối cảnh một sự chuyển đổi lớn đang diễn ra trong nền kinh tế toàn cầu, dịch chuyển từ nhiên liệu hóa thạch sang năng lượng xanh, không chỉ Morocco, mà rất nhiều quốc gia đều đang t́m cách tận dụng xu hướng này.
Indonesia, quốc gia cùng ở khu vực Đông Nam Á, có dân số đông và nhiều tài nguyên thiên nhiên đang trở thành một thành phần quan trọng trong xu hướng này. Đặc biệt, trong quá tŕnh xanh hóa nền kinh tế toàn cầu, Indonesia có rất nhiều thứ mà thế giới cần, chẳng hạn như niken để sản xuất xe điện. Điểm đáng chú ư là chính phủ Indonesia luôn từ chối đứng về một phía, không chủ động “tán tỉnh” Mỹ hay Trung Quốc. Indonesia đang rất cố gắng để biến ḿnh thành một điểm dừng thiết yếu, hoặc một nguồn quan trọng trong chuỗi cung ứng năng lượng xanh, hay cụ thể hơn là xe điện.
Nỗ lực vượt qua chính ḿnh
Theo phân tích của các chuyên gia thuộc Bloomberg Economics, điều quan trọng là Ba Lan, Mexico, Morocco, Indonesia và Việt Nam đều đă nỗ lực vượt qua chính ḿnh, chứng minh tính hiệu quả về kinh tế, vượt ngoài mong đợi khi đại diện cho 4% GDP toàn cầu, thu hút hơn 10% (khoảng 550 tỷ USD) trong tổng số các dự án mới đầu tư vào lĩnh vực xanh, từ năm 2017. Tất cả đều ghi nhận, kim ngạch thương mại của năm nền kinh tế này với thế giới tăng nhanh hơn mức trung b́nh chung, trong suốt nửa thập kỷ qua.
Qua nghiên cứu dữ liệu từ hơn 25.000 công ty, các nhà kinh tế tại Ngân hàng Thanh toán quốc tế (BIS) nhận thấy, chuỗi cung ứng đang được kéo dài khi các quốc gia này trở thành điểm dừng, bổ sung mắt xích thương mại mới.
Trên thực tế, khi các doanh nghiệp quốc tế thực hiện đa dạng hóa chuỗi cung ứng, dịch chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc, họ thường lựa chọn các quốc gia có nền kinh tế hội nhập cao với Trung Quốc như Mexico hay Việt Nam - nơi đầu tư của nhà sản xuất hàng đầu châu Á đă tăng ấn tượng những năm gần đây và đang trở thành mắt xích quan trọng trong thương mại Mỹ-Trung Quốc.
Điều này cho thấy, không hẳn là nền kinh tế Mỹ và Trung Quốc đang tách rời, mà họ chỉ liên kết ở những nơi khác.
Như vậy, xét về tổng thể, những mối liên hệ mới này là bằng chứng cho thấy, cảnh báo về sự kết thúc của toàn cầu hóa không chính xác. Thực tế, hàng hóa vốn vẫn di chuyển qua biên giới, thậm chí c̣n nhiều hơn, chỉ khác là thế giới đă xuất hiện thêm các “thế lực kinh tế” mới.
|
|