Cách đây chưa đầy 1 năm, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron khi phát biểu tại hội nghị an ninh ở thủ đô Bratislava của Slovakia đă nói lời xin lỗi Đông Âu: “Không phải lúc nào chúng tôi cũng nghe thấy tiếng nói từ các bạn. Thời đó đă qua”.Tuy nhiên, đến nay, tranh căi về cách bổ sung đạn pháo cho Ukraine và nên mua từ đâu đang trở thành vấn đề gây rạn nứt sâu sắc ở châu Âu, khi phía Đông đổ lỗi cho phía Tây không lắng nghe.
Tâm trạng trong giới ngoại giao hiện nay là nếu Nga cuối cùng giành chiến thắng trong cuộc xung đột ở Ukraine th́ Tây Âu sẽ không được tha thứ, và toàn bộ dự án hội nhập châu Âu kể từ khi Bức tường Berlin sụp đổ có thể gặp nguy hiểm khi rạn nứt đó trở thành vết sẹo không thể xóa nḥa.
Một quan chức hàng đầu châu Âu cho biết, các chính phủ ở Tây Âu không hiểu rằng Đông Âu sẽ không bao giờ tin tưởng họ nữa.
Các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU) tranh luận suốt nhiều tháng về việc có nên mua vũ khí từ ngoài khối hay không, khi bản thân 27 quốc gia thành viên không thực hiện được cam kết cung cấp cho Ukraine 1 triệu quả đạn pháo trong tháng tới như cam kết.
Pháp bảo vệ quan điểm, rằng nguồn viện trợ nên được sử dụng theo cách giúp thúc đẩy ngành công nghiệp quốc pḥng châu Âu trong dài hạn. Tuần trước, ông Macron gọi đó là “nỗ lực tái vũ trang đầy quyết tâm”.
Trong khi đó, các quốc gia Đông Âu cho rằng Tây Âu lớn hơn, giàu có hơn đă không đầu tư đủ cho kho quốc pḥng của ḿnh, nay c̣n ngăn cản Ukraine có được những hệ thống như hỏa lực tầm xa.
Họ nói rằng Ukraine cần hỗ trợ ngay bây giờ, chứ không phải đợi đến năm 2027, khi quy mô ngành này đă được mở rộng.
Ngoại trưởng Litva Gabrielius Landsbergis cho rằng vấn đề cốt lơi hiện nay là châu Âu thiếu mục tiêu chiến lược, nên chỉ đang cố gắng giúp Ukraine từng phần.
Ông nói với các phóng viên trước cuộc họp cấp bộ trưởng ở Brussels tuần này: "Chúng ta không thể có biện pháp nửa vời, chúng ta không thể tŕ hoăn việc này. Đây là cách suy nghĩ của hầu hết các quốc gia ở sườn phía đông. Chúng ta cần hiểu, nếu Ukraine thất thủ, chúng ta sẽ là người tiếp theo”.Hai năm sau khi Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt ở nước láng giềng, sự ủng hộ dành cho Ukraine có vẻ đang suy giảm, trong khi lực lượng Nga giành được thế chủ động trên chiến trường.
Một quan chức khác cho biết, sự thất vọng của các nhà lănh đạo Đông Âu ngày càng lớn v́ Tây Âu có vẻ không nhận ra sự cấp bách.
Một ví dụ là Pháp cùng Hy Lạp và Síp đă phản đối việc sử dụng tiền của EU để mua vũ khí từ Thổ Nhĩ Kỳ - một quốc gia đồng minh trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), một số quan chức giấu tên nắm được t́nh h́nh cho biết.
Trong khi đó, ông Josep Borrell, quan chức phụ trách đối ngoại EU, tuần trước nói với báo chí rằng châu Âu có thể mua đạn dược trên thị trường quốc tế. “Nếu ai đó có thể cung cấp nhanh hơn, rẻ hơn hoặc thuận tiện hơn th́ không có giới hạn nào”, ông khẳng định.
Hàn Quốc là một nguồn cung cấp pháo tiềm năng. Tại Hội nghị An ninh Munich cuối tuần trước, Tổng thống CH Séc Petr Pavel cho biết, nước này có thể nhận 500.000 viên đạn pháo 155 mm và 300.000 viên đạn 122 mm trong vài tuần nếu có đủ tiền. Ông không nêu tên nhà cung cấp. CH Séc đang hợp tác với các nước khác để cung cấp đạn dược.
Một quan chức châu Âu nói rằng nếu chậm trễ trong vận chuyển vũ khí dẫn đến chiến thắng của Nga, nước của ông sẽ không mua khí tài quân sự từ Pháp nữa. Thay vào đó, nước của ông sẽ mua từ Mỹ, kể cả khi ông Donald Trump tái đắc cử tổng thống Mỹ năm nay, hoặc mua từ Anh và các nước Bắc Âu.
Sự bực tức cũng đang thể hiện ở NATO. Thủ tướng Hà Lan sắp măn nhiệm Mark Rutte là ứng cử viên được yêu thích để trở thành tổng thư kư tiếp theo của liên minh, nhưng Đông Âu vẫn chưa đồng ư. Việc đề cử Tổng thống Romania Klaus Iohannis cho vị trí này được coi là nỗ lực để tiếng nói của Đông Âu được lắng nghe hơn ở NATO và EU.
Pháp sẽ tổ chức một cuộc họp trong ngày 26/2 để thảo luận về viện trợ cho Ukraine.
|