Theo như không có ǵ đáng ngạc nhiên khi Liên Hiệp Châu Âu và các nước thành viên từ hai năm qua là nguồn viện trợ nhiều nhất cho Ukraina, với tổng trị giá nay đă vượt quá 85 tỷ euro, trong đó có gần một phần ba là viện trợ trực tiếp cho quân đội Ukraina. Trong khi đó th́ đồng minh chủ chốt của Kiev là Washington nay có vẻ không c̣n nhiệt t́nh giúp đỡ như trước.
Tổng thống Ukraina, Volodymyr Zelensky (giữa) và các lănh đạo Liên Hiệp Châu Âu, Bỉ, Ư và Canada, trong lễ kỷ niệm 2 năm Nga xâm lược, tại sân bay Hostomel, Kiev, ngày 24/02/2024. AP - Nathan Denette
Hôm nay, 26/02/2024, đại diện các nước đồng minh của Ukraina, chủ yếu là các nước châu Âu, họp tại Paris để tái khẳng định sự yểm trợ đối với Kiev vào lúc cuộc chiến chống quân xâm lược Nga bước sang năm thứ ba mà không biết bao giờ mới chấm dứt.
Ngày 24/02/2022 là một ngày đánh dấu lịch sử của châu Âu bởi v́ việc Nga xua quân xâm lược Ukraina kéo theo những hậu quả rất nghiêm trọng đối với ḥa b́nh ở châu Âu. Cho nên không có ǵ đáng ngạc nhiên khi Liên Hiệp Châu Âu và các nước thành viên từ hai năm qua là nguồn viện trợ nhiều nhất cho Ukraina, với tổng trị giá nay đă vượt quá 85 tỷ euro, trong đó có gần một phần ba là viện trợ trực tiếp cho quân đội Ukraina.
Nhưng thời gian trôi qua, các nước châu Âu càng nhận ra là họ không thể cung cấp một sự yểm trợ quân sự đầy đủ cho Ukraina. Ngành công nghiệp quốc pḥng của châu Âu rơ ràng không thể sản xuất để đáp ứng kịp và đủ trước nhu cầu ngày càng cấp thiết của chiến trường Ukraina, nơi mà lực lượng Kiev, vốn đă rất mệt mỏi sau hai năm chiến đấu, vẫn phải gồng ḿnh bảo vệ đến 1.200 km chiến tuyến.
Khối Liên Hiệp Châu Âu giống như đang chạy đua với thời gian để cung cấp cho Ukraina đạn dược và các thiết bị pḥng không. Theo thẩm định, pháo binh của Ukraina nay có ít đạn pháo hơn gấp 8 lần bên quân Nga. Mặt khác, quân đội Nga trong mùa hè vừa qua lại nhận được hơn 1 triệu đạn pháo từ Bắc Triều Tiên.
Trong khi đó th́ đồng minh chủ chốt của Kiev là Washington nay có vẻ không c̣n nhiệt t́nh giúp đỡ như trước. Khoản viện trợ 60 tỷ đô la của Mỹ vẫn bị chặn lại ở Hạ Viện Hoa Kỳ do sự chống đối của các nghị sĩ ủng hộ cựu tổng thống Donald Trump. Trên nguyên tắc Trump sẽ lại đại diện cho đảng Cộng Ḥa ra tranh cử tổng thống lần nữa trong năm nay và nếu đúng theo các kết quả thăm ḍ th́ ông sẽ trở lại Nhà Trắng. Với Trump, nguy cơ Hoa Kỳ ngừng yểm trợ Ukraina càng rơ nét.
Câu hỏi đang được đặt ra bây giờ liệu châu Âu có đủ khả năng đối phó một ḿnh trong trường hợp đó? Hiện giờ câu trả lời là không. Như vậy, khối 27 nước phải làm sao để thích ứng với t́nh h́nh mới? Ủy Ban Châu Âu đang chuẩn bị một kế hoạch hỗ trợ ngành công nghiệp quốc pḥng của các thành viên Liên Âu để nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu không chỉ của Ukraina mà của cả châu Âu.
Nhưng trả lời phỏng vấn tờ La Dépêche, một nhật báo địa phương ở Pháp, ông Olivier Védrine, chuyên gia về Nga và Ukraina, cho rằng Liên Âu cần phải đi xa hơn thế nữa, tức là phải chuyển hẳn sang nền kinh tế chiến tranh. Nói cách khác, Liên Âu phải tăng tốc để rút ngắn thời gian từ lúc ra quyết định, sản xuất, cho đến lúc giao vũ khí cho Ukraina.
Theo chuyên gia Védrine, chuyển sang nền kinh tế chiến tranh cũng chính là tỏ thái độ kiên quyết với Putin và chỉ như thế th́ mới hy vọng chủ nhân điện Kremlin chùn bước.
Hơn nữa, tổng thống Nga sẽ không dừng ở Ukraina c̣n đang đe dọa toàn bộ châu Âu vào lúc mà các nước trên lục địa này ngày càng không thể trông chờ vào đồng minh Hoa Kỳ.
Không chỉ chống lại việc tiếp tục viện trợ cho Ukraina, cựu tổng thống Trump đă c̣n nói thẳng: Nếu tái đắc cử, ông sẽ không bảo vệ một nước châu Âu bị Nga tấn công nếu nước đó không đóng góp đầy đủ cho quốc pḥng! Cho dù đó là tuyên bố của một ứng cử viên, chứ chưa phải là của một người trở lại với trọng trách đứng đầu cường quốc số một thế giới, nhưng rơ ràng đối với Trump, châu Âu không phải là một ưu tiên. Chiến tranh Ukraina đă khiến Liên Âu thức tỉnh : Trong quốc pḥng, phải tự lực cánh sinh, chứ không thể chỉ dựa vào « đồng minh » bên kia bờ Đại Tây Dương.