Tổng thống Zelensky kêu gọi quân đội Ukraine và các đối tác quốc tế phải tiếp tục đấu tranh để tái khôi phục quyền kiểm soát bán đảo Crưm vốn sáp nhập vào Nga hồi năm 2014.
Theo hăng tin Reuters, đây là tuyên bố hôm 26/2 của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đánh dấu một thập kỷ Nga kiểm soát bán đảo Crưm nằm ở Biển Đen.
Trong bài phát biểu qua video, ông Zelensky đă kêu gọi các đối tác của Ukraine "đấu tranh để đổi mới hoàn toàn luật pháp quốc tế".“Chúng ta có thể kết thúc xung đột theo các điều kiện của Ukraine. Chúng ta có thể lấy lại đất đai và người dân của ḿnh. Nhưng để điều này xảy ra, chúng ta phải chiến đấu", Tổng thống Ukraine nhấn mạnh.
Trong thời gian qua, Ukraine cho biết nước này sẽ chiến đấu để khôi phục lại các đường biên giới năm 1991 bao gồm bán đảo Crưm. Kiev cũng đang dẫn đầu nỗ lực ngoại giao nhằm đưa ra một kế hoạch ḥa b́nh trong đó có việc Nga sẽ rút toàn bộ quân.
Tuy nhiên, Moscow nhấn mạnh mọi ư tưởng đàm phán ḥa b́nh mà không có Nga tham gia là vô lư, và bất kỳ giải pháp nào kết thúc cuộc xung đột cũng sẽ phải thừa nhận "thực tế mới về lănh thổ" liên quan tới việc 4 khu vực Zaporizhzhia, Kherson, Cộng ḥa Nhân dân Donetsk và Lugansk tự xưng đă sáp nhập vào Liên bang Nga vào cuối năm 2022, cũng như bán đảo Crưm sáp nhập vào Nga hồi năm 2014.
Phương Tây cân nhắc điều quân tới Ukraine
Hôm 26/2, phát biểu sau cuộc họp của hội đồng an ninh Slovakia, Thủ tướng Robert Fico cho biết một số thành viên trong liên minh quân sự NATO và Liên minh châu Âu (EU) đang cân nhắc điều binh sĩ tới Ukraine theo các thỏa thuận song phương.
Tuyên bố này được đưa ra trước khi ông Fico cùng khoảng 20 nhà lănh đạo châu Âu tham dự một cuộc họp ở Paris vào cuối cùng ngày. Tuy nhiên, ông Fico không đưa ra thông tin chi tiết.
Các nhà lănh đạo châu Âu chưa đưa ra b́nh luận về thông tin mà Thủ tướng Slovakia công bố. NATO cũng chưa lên tiếng b́nh luận.
“Tôi sẽ chỉ nói rằng những những luận điểm này (để chuẩn bị cho cuộc họp ở Paris) ám chỉ một số quốc gia thành viên NATO và EU đang xem xét điều quân tới Ukraine trên cơ sở song phương. Tôi không thể nói v́ mục đích ǵ, và họ làm ǵ ở đó”, ông Fico nhấn mạnh Slovakia, một thành viên của EU và NATO, sẽ không gửi binh lính đến Ukraine.
Ông Fico nói thêm, bản thân nhận thấy nguy cơ lớn leo thang xung đột ở Ukraine, nhưng không thể tiết lộ thêm thông tin.
Khi được yêu cầu đưa ra lời b́nh luận, Thủ tướng Séc Petr Fiala cho hay “Cộng ḥa Séc chắc chắn không chuẩn bị gửi bất kỳ binh sĩ nào tới Ukraine, không ai phải lo lắng về điều này".
Các thành viên NATO đă cung cấp hàng tỷ USD vũ khí và đạn dược cho Kiev, cũng như đang huấn luyện cho các lực lượng Ukraine. Tuy nhiên, các nhà lănh đạo NATO bao gồm Tổng thống Mỹ Joe Biden đều cho biết liên minh quân sự muốn tránh xung đột trực tiếp với Nga, bởi điều này có thể dẫn đến cuộc chiến toàn cầu.
Hôm 14/2, Tổng thư kư NATO Jens Stoltenberg cho hay “cả NATO và các đồng minh NATO đều không tham gia vào xung đột ở Ukraine”.
|