Viêm lợi hay c̣n gọi là viêm nướu rất thường gặp. Nguyên nhân không chỉ do vệ sinh răng miệng kém mà c̣n do nhiều nguyên nhân khác.
Viêm lợi (nướu răng) là t́nh trạng viêm nhiễm, sưng tấy vùng nướu bao bọc quanh chân răng. T́nh trạng này nếu không được điều trị kịp thời sẽ tiến triển thành những bệnh lư răng miệng nguy hiểm như viêm nha chu, áp xe răng, thậm chí mất răng…
Khi bị viêm lợi chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy những biểu hiện như: Nướu sưng đỏ hơn so với b́nh thường, có thể kèm theo những dấu hiệu đau nhức.
Xuất hiện t́nh trạng chảy máu khi chải răng quá mạnh, ăn nhai các loại thực phẩm cứng bởi nướu răng bị tổn thương.
Hơi thở có mùi hôi do các vi khuẩn răng miệng trú ngụ dưới những mô nướu viêm nhiễm khó được làm sạch. Ở t́nh trạng nặng viêm nướu sẽ gây tụt nướu, lộ chân răng, khiến răng trông dài hơn các răng xung quanh, thậm chí răng lung lay, nhạy cảm, dễ bị sâu kèm theo chán ăn, mất ngủ, sốt…
Viêm lợi do nhiều nguyên nhân trong đó có t́nh trạng vệ sinh răng miệng kém.
Viêm lợi do đâu?
Viêm lợi có nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân thường gặp nhất là vệ sinh răng miệng kém, dẫn tới các mảng bám h́nh thành. Mảng bám răng là một màng sinh học của vi sinh vật (chủ yếu là vi khuẩn, nhưng cũng có thể là nấm) phát triển trên các bề mặt trong miệng.
Các mảng bám lâu ngày sẽ tích tụ thành cao răng theo thời gian h́nh thành viêm, nướu răng trở nên sưng và chảy máu một cách dễ dàng.
Tuy vậy, nhiều người không biết rằng viêm lợi c̣n do các nguyên nhân khác. Điều đầu tiên kể đến là viêm lợi do thói quen hút thuốc.
Những ghi nhận cho thấy t́nh trạng hút thuốc thường xuyên sẽ dễ dẫn đến viêm lợi. Theo báo cáo của Tổng hội Y khoa Hoa Kỳ, thành phần thuốc lá chứa 7.000 hóa chất, trong đó có các độc chất như nicotin, monoxyde carbon, Acid cyanhydric là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến viêm nướu răng. Các chất này phá hoại hệ miễn dịch trong khoang miệng tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây viêm nhiễm nướu.
Nguyên nhân tiếp theo là ở phụ nữ trong thời kỳ mang thai hay sau măn kinh có sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể sức đề kháng yếu, nhạy cảm hơn b́nh thường nên vi khuẩn dễ tấn công, tăng nguy cơ bị viêm nướu chân răng. …
Ngoài ra, với người mắc bệnh mạn tính, hệ miễn dịch bị suy yếu ở bệnh đái tháo đường, bệnh HIV/AIDS, bệnh ung thư… dễ mắc viêm lợi. Ở một số người bệnh sử dụng thuốc cũng có thể dẫn đến viêm lợi xảy ra do tác dụng phụ của một số loại thuốc kháng histamin, thuốc chống trầm cảm… làm giảm tiết nước bọt (có vai tṛ làm sạch vi khuẩn), nên tạo điều kiện cho sự phát triển của vi khuẩn.
Việc thăm khám răng định kỳ là rất cần thiết.
Chẩn đoán và điều trị viêm lợi
Việc chẩn đoán viêm lợi cần dựa vào triệu chứng, nếu các biểu hiện triệu chứng không thực sự rơ ràng th́ cần làm một số xét nghiệm kiểm tra sức khỏe để phát hiện các bệnh lư tiềm ẩn toàn thân.
Điều trị viêm lợi có thể đảo ngược các triệu chứng và ngăn chặn sự tiến triển và biến chứng nghiêm trọng như mất răng. Tuy nhiên, hiệu quả điều trị c̣n cần phụ thuộc và chế độ chăm sóc và tăng cường vệ sinh răng miệng tại nhà.
Các phương pháp để điều trị viêm lợi là: Đánh giá t́nh trạng và làm sạch răng miệng kỹ lưỡng để loại bỏ tất cả dấu vết của mảng bám và cao răng. Hướng dẫn bệnh nhân sử dụng chỉ nha khoa có kỹ thuật hiệu quả. Thường xuyên theo dơi và kiểm tra, làm sạch răng miệng. Ở một số trường hợp cần thiết các bác sĩ sẽ sửa chữa và phục hồi răng.
Pḥng ngừa bệnh viêm lợi
Để pḥng bệnh viêm lợi cần vệ sinh răng sạch sẽ hàng ngày, nhất là sau bữa ăn và sử dụng nước súc miệng sát khuẩn hàng ngày vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ.
Không hút thuốc lá và hạn chế rượu bia. Cần có chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng nhất là với những người có thể lực yếu, phụ nữ mang thai...
Có thể massage lợi răng nhẹ nhàng để loại bỏ đau răng và xoa bóp để tăng cường lưu thông máu đến khu vực lợi giúp chữa bệnh. Ngoài ra, cần khám nha khoa 6 tháng một lần để được hướng dẫn và chăm sóc răng miệng hiệu quả.