Khác với Phần Lan, hành tŕnh trở thành thành viên NATO của Thụy Điển gập ghềnh, khó lường và kéo dài hơn rất nhiều.Việc Quốc hội Hungary phê chuẩn tư cách thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) của Thụy Điển với kết quả 188 phiếu thuận và chỉ 6 phiếu chống đă mở đường cho Thụy Điển trở thành viên thứ 32 của khối quân sự này trong tương lai gần.
Phát biểu tại họp báo ngay sau khi có kết quả phê chuẩn ngày 26/2, Thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersson khẳng định: “Thụy Điển sẵn sàng gánh vác trách nhiệm của ḿnh đối với an ninh châu Âu - Đại Tây Dương”.
Chặng đường gian nan
Xung đột Nga-Ukraine bùng nổ vào tháng 2/2022 tạo bước ngoặt lịch sử trong chính sách đối ngoại và an ninh của Thụy Điển, đất nước mà người dân vốn rất tự hào về truyền thống trung lập kéo dài suốt hai thế kỷ.
Thời thế thay đổi, khiến quan điểm của quốc gia Scandinavia này phải đổi thay. Ngày 15/5/2022, Thụy Điển cùng Phần Lan chính thức đệ đơn xin gia nhập NATO. Chỉ trong ṿng năm tháng sau đó, đến tháng 10/2022, đă có 28/30 quốc gia thành viên NATO phê chuẩn đơn xin gia nhập của hai quốc gia. Trái lại, để đạt được sự đồng thuận của hai thành viên c̣n lại là Thổ Nhĩ Kỳ và Hungary, Thụy Điển phải mất gần hai năm với nhiều nỗ lực và nhượng bộ.
Bên lề Hội nghị thượng đỉnh NATO tại Madrid, Tây Ban Nha ngày 29/6/2022, Phần Lan và Thụy Điển cùng Thổ Nhĩ Kỳ kư Bản ghi nhớ. Đổi lấy sự ủng hộ của Thổ Nhĩ Kỳ, Phần Lan và Thụy Điển cam kết không hỗ trợ tổ chức người Kurd YPG ở Syria, trục xuất và dẫn độ các nghi phạm người Kurd, dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí đối với nước này.
Nhiều cuộc gặp gỡ song phương, đa phương đă diễn ra nhằm vận động và thúc đẩy Thổ Nhĩ Kỳ có cái nh́n tích cực về những nỗ lực của Thụy Điển. Về phía ḿnh, Stockholm đă điều chỉnh Luật chống khủng bố, thay đổi cách tiếp cận với Thổ Nhĩ Kỳ, nhấn mạnh tiềm lực quốc pḥng của ḿnh và những lợi ích mà nước này mang lại cho liên minh quân sự với tư cách là thành viên.
Tuy nhiên, trở ngại tiếp theo đặt ra với quốc gia Bắc Âu này là hàng loạt cuộc biểu t́nh chống đạo Hồi và đốt kinh Koran diễn ra gần Đại sứ quán Thổ Nhĩ Kỳ ở thủ đô Stockholm và các nước Bắc Âu vào những tháng đầu năm 2023, gây ra làn sóng phẫn nộ mạnh mẽ chống lại họ ở các nước Hồi giáo, phủ bóng tối lên những nỗ lực của Thụy Điển.
Điểm mấu chốt ở sự lần lữa của Thổ Nhĩ Kỳ dường như là yêu cầu Mỹ đồng ư bán các máy bay chiến đấu cho nước này. Sau hơn 20 tháng đệ đơn, ngày 23/1, Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ chấp thuận phê chuẩn tư cách thành viên NATO của Thụy Điển. Đồng thời, báo chí quốc tế đưa tin việc chính quyền Mỹ cho phép bán máy bay chiến đấu F-16 cho Thổ Nhĩ Kỳ.
Chưa hết, Thụy Điển cần sự phê chuẩn của nước cuối cùng là Hungary, thành viên EU vốn bất b́nh với những chỉ trích của liên minh này về chuẩn mực pháp quyền và quan hệ với Nga. Sau nhiều “đôi co”, ngày 23/2, Thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersson thăm Hungary theo đề nghị của Thủ tướng Victor Orban. Ba ngày sau cuộc hội đàm giữa hai Thủ tướng, “hành tŕnh Odyssey” của Thụy Điển kết thúc có hậu với việc phê chuẩn đồng thuận của các nghị sĩ Hungary.
Mảnh ghép hoàn thiện
Là quốc gia ở bán đảo Scandinavia có lực lượng vũ trang mạnh với khoảng 25 ngàn binh sĩ, 70 máy bay chiến đấu, hải quân sở hữu năm tàu ngầm hiện đại, thông thuộc vùng biển Baltic, Thụy Điển là mảnh ghép quan trọng để hoàn thiện cấu trúc an ninh khu vực Bắc Âu của NATO.
Ông Jonas Haggren, Đại diện quân sự của Thụy Điển tại NATO cho biết: “Với tư cách thành viên NATO, Thụy Điển có thể đóng vai tṛ là trung tâm hậu cần phía Bắc của NATO, bảo vệ các tuyến đường giao thông và khu vực Biển Bắc”.
Việc kết nạp Thụy Điển giúp NATO mở rộng đáng kể về sức mạnh quân sự sang phía Đông, bao gồm vùng biển Baltic, có khả năng hạn chế hoạt động của Nga ở hai vùng chiến lược là thành phố St. Petersburg và Kaliningrad. Sự tham gia của Thụy Điển góp phần củng cố hệ thống pḥng thủ cho sườn phía Đông Bắc của NATO nói riêng và an ninh khu vực Bắc Âu trong bối cảnh cuộc xung đột tại Ukraine vẫn đang tiếp diễn.
Thụy Điển có thể chia sẻ gánh nặng tiền tuyến với các nước thành viên NATO có chung đường biên giới với Nga, bao gồm ba nước Baltic có vị trí địa lư cách biệt với phần c̣n lại của NATO có thể hội nhập sâu hơn vào NATO. The Wall Street Journal cho rằng, việc kết nạp Thụy Điển vào NATO tạo thuận lợi cho các quốc gia vùng Baltic trong việc hỗ trợ pḥng thủ cho nhau trong trường hợp bị tấn công.
Theo tờ Washington Post, việc Thụy Điển vào NATO sẽ hoàn thành việc mở rộng khối quân sự, làm thay đổi cán cân quyền lực ở châu Âu. Điều này đă được Tổng thư kư NATO Jens Stoltenberg khẳng định “Tư cách thành viên của Thụy Điển sẽ giúp tất cả chúng ta mạnh mẽ và an toàn hơn”.
Với sự góp mặt của Thụy Điển, phạm vi của NATO sẽ bao phủ hoàn toàn bán đảo Scandinavia và điều này có thể làm cho tầm ảnh hưởng và sức mạnh của Nga ở các khu vực biển Baltic, Bắc Đại Tây Dương và Bắc Cực bị hạn chế trong khi rủi ro xung đột giữa Nga và NATO càng thêm hiện hữu.
|