Ngày 4/3, giới tinh hoa chính trị và các nhà lập pháp Trung Quốc bắt đầu họp "Lưỡng hội" nhằm thiết lập ngân sách và đưa ra hoạch định kinh tế, ngoại giao, thương mại và quân sự.
Phóng viên Amber Wang của tờ South China Morning Post (SCMP) đă có bài viết nhận định về những ǵ có thể xảy ra đối với quốc pḥng Trung Quốc vào thời điểm địa chính trị căng thẳng.
Theo Wang, ít ai nghi ngờ tham vọng trở thành lực lượng chiến đấu hàng đầu thế giới của quân đội Trung Quốc.
Với căng thẳng địa chính trị ngày càng nóng lên trong những năm gần đây, Chủ tịch Tập Cận B́nh đă cảnh báo Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) về "phong ba băo táp" phía trước, yêu cầu quân đội nước này trung thành và sẵn sàng chiến đấu.
Chủ tịch Tập Cận B́nh đă cảnh báo Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) về "phong ba băo táp" phía trước. Ảnh: SCMP
Theo SCMP, thế giới có thể t́m hiểu thêm về kế hoạch mới nhất của PLA - quân đội thường trực lớn nhất thế giới với hơn 2 triệu binh sĩ - khi Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc (Chính Hiệp) và Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc Trung Quốc (Nhân Đại) bắt đầu họp từ hôm nay (4/3).
Hàng ngh́n chính trị gia và đại biểu quốc hội Trung Quốc sẽ tham dự các cuộc họp để thiết lập ngân sách và đưa ra các kế hoạch cho nền kinh tế, ngoại giao, thương mại và quốc pḥng của nước này.
Chi tiêu quân sự sẽ được theo dơi chặt chẽ v́ nó tiết lộ chiến lược của Bắc Kinh đối với PLA. Các nhà phân tích kỳ vọng ngân sách quốc pḥng sẽ tăng ở mức "vừa phải" vào năm 2024 do môi trường quốc tế "phức tạp hơn", ngay cả khi nền kinh tế Trung Quốc đang giảm phát.
Các nhà phân tích cho rằng không có kế hoạch tiến hành chiến tranh ở tương lai gần. Thay vào đó, Bắc Kinh dự kiến sẽ tiếp tục "câu giờ", nghĩa là tăng trưởng ổn định trong chi tiêu quân sự để phát triển năng lực nhằm đạt được mục tiêu thống nhất Đài Loan và thu hẹp khoảng cách sức mạnh quân sự với Mỹ.
Tuy nhiên, ngân sách quốc pḥng của Trung Quốc cũng dự kiến sẽ tính đến nguy cơ xảy ra xung đột vũ trang do yếu tố "không thể đoán trước".
Ngân sách quốc pḥng tăng ở mức 'vừa phải'
Theo SCMP, PLA đặt mục tiêu đến năm 2027 - thời điểm kỷ niệm 100 năm thành lập - là đạt được các mục tiêu hiện đại hóa, mở đường cho nước này trở thành một cường quốc quân sự "đẳng cấp thế giới" vào năm 2049.
Mục tiêu ban đầu đó không c̣n xa, tuy nhiên các nhà phân tích dự đoán mức tăng trưởng ổn định trong chi tiêu quốc pḥng sẽ tiếp tục trong năm tài chính 2024, ngay cả khi quân đội các nước khác chi nhiều hơn cho vũ khí trong bối cảnh xung đột ở Ukraine và Trung Đông.
Theo báo cáo của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) có trụ sở ở London công bố vào tháng 2, chi tiêu quân sự toàn cầu đă tăng 9% lên mức kỷ lục 2,2 ngh́n tỷ USD vào năm 2023. Con số đó sẽ tăng lên trong năm nay do cuộc chiến của Israel ở Gaza, xung đột ở Ukraine và căng thẳng gia tăng ở Ấn Độ Dương-Thái B́nh Dương.
Yun Sun - Giám đốc Chương tŕnh Trung Quốc tại Trung tâm Stimson ở Washington – cho biết, chi tiêu quốc pḥng của Trung Quốc sẽ tăng nhưng "vấn đề đặt ra là ở mức độ nào, trong bối cảnh nền kinh tế Trung Quốc đang giảm phát".
Fu Qianshao - cựu chuyên gia về trang thiết bị của PLA - kỳ vọng, Bắc Kinh sẽ "điều chỉnh ở mức vừa phải" chi tiêu quân sự dựa trên tăng trưởng GDP.
Theo dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), tăng trưởng kinh tế ở Trung Quốc có thể giảm xuống c̣n 4,6% trong năm nay, so với mức 5,2% vào năm 2023. IMF dự báo, tăng trưởng của nước này sẽ giảm trong 4 năm tới, do các yếu tố bao gồm cuộc khủng hoảng trong lĩnh vực bất động sản.
Trung Quốc đă duy tŕ mức tăng trưởng ngân sách quốc pḥng ở mức một con số trong 8 năm qua, bao gồm cả mức tăng 7,2% vào năm 2023.
Xung đột không nằm trong kế hoạch gần
Theo SCMP, về hàng loạt vấn đề, từ kinh tế đến Đài Loan, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh đă nhiều lần nói rằng "thời gian và động lực đang đứng về phía chúng ta". Nhiều người tin rằng điều này cũng áp dụng cho đánh giá của Bắc Kinh về việc quân đội Trung Quốc đang đuổi kịp Mỹ.
SCMP dẫn nguồn chuyên gia phân tích cho biết, Trung Quốc đang "câu giờ" để chuẩn bị cho một cuộc chiến có thể xảy ra. Tuy nhiên, nhà phân tích này cho rằng Bắc Kinh không có kế hoạch phát động xung đột trong tương lai gần do khoảng cách về sức mạnh quân sự giữa Trung Quốc và Mỹ.
Theo ông Fu – cựu chuyên gia PLA, phần lớn chi tiêu quốc pḥng năm nay của Trung Quốc sẽ dành cho lực lượng hải quân và không quân, cũng như lực lượng tên lửa, lực lượng giám sát tên lửa hạt nhân và đạn đạo.
PLA có kế hoạch sở hữu sáu nhóm tàu sân bay vào năm 2035. Hai tàu sân bay đă đi vào hoạt động, trong khi các cuộc thử nghiệm trên biển cho tàu sân bay thứ ba, Phúc Kiến, sắp diễn ra.
Trong khi đó, lực lượng không quân PLA đang t́m cách phát triển năng lực chiến đấu không người lái - điều mà Mỹ cũng làm trong những năm gần đây. Các nhà phân tích dự đoán ngân sách quốc pḥng năm nay của Trung Quốc sẽ có nhiều nguồn tài trợ hơn để phát triển các công nghệ tiên tiến này cũng như vũ khí sử dụng trí tuệ nhân tạo.
Trung Quốc cũng có một kho vũ khí hạt nhân hùng mạnh: các quan chức Mỹ ước tính nước này có hơn 500 đầu đạn hạt nhân tính đến tháng 5 năm ngoái và đang trên đà có được 1.500 đầu đạn vào năm 2035.
VietBF@ Sưu tập