Tổng thống Macron cho hay tuyên bố về ư tưởng đưa quân tới Ukraine không đồng nghĩa Pháp sẽ điều lính đến nước này trong tương lai gần.
Trong cuộc phỏng vấn được trang Novinky của Czech đăng ngày 4/3, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đề cập đến phát biểu của ông hôm 26/2, trong đó ông tuyên bố phương Tây "không loại trừ khả năng" đưa quân tới Ukraine.
"Điều đó không đồng nghĩa chúng tôi đang xem xét điều binh sĩ Pháp tới Ukraine trong tương lai gần. Chúng tôi chỉ đang bắt đầu thảo luận và suy nghĩ về tất cả những ǵ có thể làm để hỗ trợ Ukraine, đặc biệt là trên lănh thổ nước này", ông Macron nói.
Tổng thống Pháp cho biết tại hội nghị ở Paris hôm 26/2, khoảng 20 lănh đạo châu Âu đă cam kết sẽ trợ giúp thêm cho Ukraine trên 5 lĩnh vực, gồm pḥng thủ mạng, sản xuất thiết bị quân sự, bảo đảm an ninh cho các nước bị ảnh hưởng bởi chiến dịch của Nga, hỗ trợ Ukraine ở khu vực biên giới giữa nước này với Belarus và giúp Kiev rà phá bom ḿn.
Phát biểu của ông Macron về ư tưởng đưa quân tới Ukraine đă gây ra nhiều tranh căi trong giới lănh đạo phương Tây, do đây được cho là điều cấm kỵ, đặc biệt khi NATO đang t́m cách tránh bị kéo vào cuộc chiến quy mô lớn hơn với Nga, quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân.
Mỹ, Đức, Anh, Ba Lan, Cộng ḥa Czech và nhiều nước châu Âu tuyên bố không có kế hoạch gửi quân tới Ukraine. Lănh đạo các nước cho biết không muốn lực lượng của ḿnh tham gia trực tiếp vào cuộc chiến, cũng như không muốn đụng độ trực tiếp với Nga.
Điện Kremlin cũng cảnh báo việc phương Tây điều quân tới Ukraine sẽ dẫn tới nguy cơ đối đầu trực tiếp "không thể tránh khỏi" giữa NATO với Nga.
Trước làn sóng phản ứng từ Nga và đồng minh phương Tây, Tổng thống Macron hôm 29/2 cho hay mọi phát biểu về khả năng đưa quân đến Ukraine đă được ông "xem xét và tính toán kỹ lưỡng", song không b́nh luận thêm.
Giới phân tích cho rằng phát biểu của ông Macron phù hợp với h́nh ảnh người thích phá vỡ những điều cấm kỵ và quy tắc thông thường. Tổng thống Pháp dường như muốn thúc đẩy lời kêu gọi châu Âu tăng cường năng lực quốc pḥng và chấm dứt cái mà ông gọi là "sự phụ thuộc nguy hiểm" vào chiếc ô an ninh của Mỹ.
Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu cũng cảnh báo cách "ghi điểm chính trị" này của Tổng thống Pháp đang phản tác dụng và gây chia rẽ không cần thiết trong nội bộ NATO.
Vấn đề NATO can dự trực tiếp vào xung đột tại Ukraine là chủ đề nóng gần đây. Truyền thông Nga tuần trước công bố đoạn băng dài gần 40 phút ghi lại nội dung cuộc họp giữa các chỉ huy hàng đầu của không quân Đức ngày 19/2, với nhiều thông tin bí mật quân sự được thảo luận.
Trong bản ghi âm, giới chức Đức đề cập khả năng chuyển tên lửa hành tŕnh tầm xa Taurus KEPD 350 cho Ukraine, cũng như cách Kiev có thể dùng chúng để tập kích cầu Crimea. Tướng Đức cũng tiết lộ Anh và Pháp đă điều một số binh sĩ tới Ukraine để giúp quân đội nước này khai hỏa tên lửa Storm Shadow/SCALP-EG do London và Paris chuyển giao.
Điện Kremlin ngày 4/3 chỉ trích Bộ Quốc pḥng Đức đang thảo luận kế hoạch tấn công lănh thổ Nga, yêu cầu mở điều tra để xác định liệu quân đội Đức đă tự ư hành động hay đây là một phần trong chính sách của chính phủ ông Scholz.
Truyền thông Nga cho biết Moskva cùng ngày đă triệu đại sứ Đức để làm rơ về nội dung đoạn ghi âm bị ṛ rỉ. Bộ Ngoại giao Đức sau đó bác thông tin, cho biết đại sứ Đức tới trụ sở Bộ Ngoại giao Nga để tham dự cuộc họp được lên kế hoạch từ trước.
|