Công ty robot hàng hải Ocean Infinity - đơn vị dẫn đầu cuộc t́m kiếm chính thức thứ hai vào năm 2018 mới đây thông báo sẽ sử dụng công nghệ mới để thực hiện nỗ lực tiếp theo nhằm t́m kiếm xác máy bay MH370. Ocean Infinity đồng thời cho biết đă tŕnh kế hoạch mới lên chính phủ Malaysia. Trong khuôn khổ của đề xuất mới, chính phủ Malaysia sẽ chỉ trả phí cho Ocean Infinity nếu công ty này tạo ra được kết quả tích cực.
Trang tin ABC cho biết Deep Sea Vision, một công ty tư nhân khác của Mỹ, sẽ gửi đề xuất về chiến dịch t́m kiếm của họ cho chính phủ Malaysia vào giữa năm nay.
Công ty này gần đây gây chú ư khi tuyên bố đă chụp được h́nh ảnh siêu âm của một máy bay tư nhân mất tích ở trung tâm Thái B́nh Dương cách đây 87 năm.
Hoạt động của Deep Sea Vision lẫn Ocean Infinity sẽ dựa một phần vào phân tích mới của phi công Patrick Blelly và nhà nghiên cứu Jean-Luc Marchand. Phân tích này sẽ đưa họ đến một vùng t́m kiếm mới.
Ông Marchand cho biết hoạt động t́m kiếm ở khu vực mới có thể hoàn thành trong một tuần. Đối với một khu vực mở rộng hơn, nỗ lực t́m kiếm có thể diễn ra trong 12-15 ngày.
Sau 3 thập kỷ làm việc trong ngành hàng không, ông Marchand hợp tác với cơ trưởng Blelly nhằm giải mă bí ẩn phức tạp nhất trong lịch sử hàng không.
Chuyến bay MH370 mất tích bí ẩn trong lúc chở 239 hành khách và phi hành đoàn từ Kuala Lumpur (Malaysia) đến Bắc Kinh (Trung Quốc) ngày 8-3-2014.
Cơ trưởng MH370, ông Zaharie Ahmad Shah, có hơn 3 thập kỷ làm việc cho hăng hàng không quốc gia Malaysia.
Một giờ sau khi máy bay cất cánh, bộ tiếp sóng của MH370 bị tắt, trước khi máy bay biến mất khỏi màn h́nh radar. Dữ liệu vệ tinh cho thấy MH370 bay thêm 6 giờ cho đến khi hết nhiên liệu ở phía Nam của Ấn Độ Dương.
Vào tháng 5-2015, mảnh vỡ đầu tiên của MH370 trôi dạt vào đảo Reunion ở Ấn Độ Dương. Bảy mảnh vỡ khác, nghi là của máy bay, đă được t́m thấy kể từ đó.