Michael Hart bị cáo buộc mua khí HFC ở Mexico, giấu trong thùng xe tải phủ bạt vận chuyển qua biên giới về Mỹ và đăng bán trên Facebook.
Biên giới phía Nam nước Mỹ từ lâu là điểm nóng về buôn lậu ma túy, vũ khí và người di cư trái phép. Nhưng mới đây c̣n là địa điểm của một hành vi kỳ quái khác: Buôn lậu khí nhà kính.
Ông Michael Hart, 58 tuổi, trú San Diego, California đă hầu ṭa hôm 4/3, đối mặt 13 cáo buộc có thể dẫn đến mức án tù từ 5 đến 20 năm và phạt tiền 250.000 USD cho mỗi tội danh.
Cơ quan công tố quận South California cho biết, ông là người đầu tiên tại Mỹ bị cáo buộc tội Vi phạm các quy định nhằm hạn chế việc sử dụng khí nhà kính góp phần gây ra biến đổi khí hậu. "Đây là vụ án h́nh sự đầu tiên về buôn lậu trái phép HFC, nhưng sẽ không phải là lần cuối cùng", đại diện Cơ quan Bảo vệ Môi trường nói.
Luật năm 2020 của Mỹ nhằm loại bỏ dần một số loại khí nhà kính mạnh nhất trên hành tinh. Luật quy định nghiêm ngặt các hóa chất hydrofluorocarbons, hay HFC, được sử dụng rộng răi trong điều ḥa không khí và điện lạnh. Các hóa chất này được coi là siêu ô nhiễm khí hậu v́ chúng có thể mạnh hơn hàng ngh́n lần so với carbon dioxide trong việc làm nóng bầu khí quyển.
Các công tố viên cáo buộc ông này mua khí đốt ở Mexico và vận chuyển qua biên giới bằng thùng sau xe tải của ḿnh, giấu dưới tấm bạt. Sau đó, ông đăng bán chúng trực tuyến trên các trang như Facebook Marketplace và OfferUp.
Theo cáo trạng, giai đoạn 26/6-18/12/202, bị cáo này đă liên lạc với những người đồng mưu ở Mexico để thu xếp việc mua HCFC-22 và các chất làm lạnh khác, đồng thời móc nối với những người mua ở California.
Tin nhắn trích xuất điện thoại của ông này thể hiện nội dung trao đổi với các khách hàng rằng ông "có thể kiếm được 15 đến 20 thùng mỗi tuần". Trong phiên ṭa hôm thứ hai, bị cáo phủ nhận mọi cáo buộc, dự kiến có phiên điều trần tiếp theo vào 25/3.
HFC ban đầu được các công ty giới thiệu như chất thay thế chlorofluorocarbons, hay CFC, chất đă tàn phá tầng ozone và bị loại bỏ theo hiệp ước năm 1987 được gọi là Nghị định thư Montreal.
"Có thời điểm, buôn lậu CFC là vấn đề lớn thứ hai sau ma túy bất hợp pháp. Trở lại những năm 1990, chúng ta đă chứng kiến thị trường chợ đen CFC gây chết người. "Vào thời điểm đó, giá thị trường của một ống CFC gần bằng giá một bánh cocaine", ông David Doniger, giám đốc chiến lược cấp cao của chương tŕnh Khí hậu và Năng lượng sạch tại Hội đồng bảo vệ tài nguyên thiên nhiên cho hay.
Nhưng trong khi nỗ lực đó giúp giảm thiểu thiệt hại cho tầng ozone, HFC đă được sử dụng rộng răi trên toàn thế giới và có khả năng gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu mạnh hơn hàng trăm đến hàng ngh́n lần so với carbon dioxide.
Năm 2016, theo một thỏa thuận quốc tế được gọi là Bản sửa đổi Kigali, các quốc gia cam kết sẽ giảm dần việc sản xuất và tiêu thụ HFC từ 80 đến 85% vào cuối những năm 2040.
|