Một người đàn ông bị cảnh sát bắt quả tang đang tiêm 217 liều vắc xin ngừa Covid đă tự đề nghị với các nhà khoa học để thực hiện một nghiên cứu nhằm t́m hiểu xem điều ǵ xảy ra với hệ thống miễn dịch sau khi tiêm rất nhiều liều vắc xin.
Vào tháng 3 năm 2022, một người đàn ông 62 tuổi ở Đức đă bị cảnh sát bắt khi đang tiêm nhiều mũi vắc xin COVID. Người ta nghi ngờ rằng người đàn ông này đă nhận hơn 90 liều thuốc nhờ vào việc tích lũy thẻ tiêm chủng từ những người không muốn tiêm pḥng.
Tuy nhiên, một cuộc điều tra cuối cùng không dẫn đến cáo buộc h́nh sự nào và một nhóm các nhà nghiên cứu từ Friedrich-Alexander-Universität Erlangen-Nürnberg (Đại học Erlangen-Nuremberg) đă bị thu hút bởi "vụ án" này. Họ đă tự đặt ra câu hỏi: Chính xác th́ nhiều lần tiêm chủng ngừa COVID, hệ thống miễn dịch của con người đă có những thay đổi ǵ?
Kilian Schober, một tác giả của nghiên cứu cho biết: "Chúng tôi biết về trường hợp của người đàn ông này qua các bài báo. Sau đó, chúng tôi đă liên hệ với ông ta và mời ông ấy trải qua nhiều bài kiểm tra khác nhau ở Erlangen".
Khi ghi lại trường hợp của ḿnh, người đàn ông tuyên bố đă tiêm 217 mũi tiêm chủng ngừa COVID, trong đó hơn một nửa trong số đó có thể được xác minh bằng hồ sơ lâm sàng. Phần lớn là liều mRNA, với một lượng nhỏ AstraZeneca, Johnson & Johnson và Sanofi cũng có trong số đó. Tất cả các mũi tiêm được diễn ra trong thời gian kéo dài, tổng cộng là 29 tháng nhưng hầu hết được tập trung lại trong khoảng thời gian 9 tháng kể từ giữa năm 2021.
Một trong những điều quan trọng mà các nhà nghiên cứu đặt ra để xem xét là liệu người đàn ông đó có đang mắc phải chứng bệnh được gọi một cách không chính thức là 'suy kiệt miễn dịch' hay không. Khi mọi người trên khắp thế giới bắt đầu nhận được liều vắc xin COVID thứ ba, thứ tư hoặc thứ năm, một số nhà nghiên cứu cho rằng việc tấn công hệ thống miễn dịch bằng cùng một loại kháng nguyên trong thời gian ngắn thực sự có thể gây hại. Theo Schober, ư tưởng này xuất phát từ những quan sát ở những bệnh nhân bị nhiễm virus măn tính như HIV.
Schober lưu ư: "Đó có thể là trường hợp xảy ra với một số bệnh nhiễm trùng măn tính như HIV hoặc Viêm gan B. Có dấu hiệu cho thấy một số loại tế bào miễn dịch, được gọi là tế bào T, sau khi bị tấn công quá nhiều sẽ trở nên mệt mỏi, dẫn đến việc chúng giải phóng ít chất truyền tin gây viêm hơn".
V́ vậy, nếu điều này đúng với nhiều liều vắc xin COVID th́ ai đó đă nhận được hàng chục liều trong một thời gian ngắn chắc chắn sẽ có dấu hiệu suy giảm miễn dịch ở cấp độ phân tử.
Tuy nhiên trong quá tŕnh nghiên cứu và xét nghiệm máy của người đàn ông này, các kết quả lại cho thấy lượng kháng thể và tế bào T nhắm mục tiêu SARS-CoV-2 ở mức cực cao. Nghiên cứu các phản ứng tổng quát hơn của tế bào T đối với các kháng nguyên khác, các tế bào miễn dịch của người đàn ông này cũng hoạt động hiệu quả như bất kỳ tế bào đối chứng nào. Điều này cho thấy hệ thống miễn dịch của ông ta không hề mệt mỏi hay kiệt sức và có thể chống lại mầm bệnh như bất kỳ người b́nh thường nào.
Có lẽ đáng chú ư hơn nữa, các nhà nghiên cứu báo cáo rằng người đàn ông này không biểu hiện tác dụng phụ tiêu cực nào từ bất kỳ liều vắc xin nào của ḿnh - ngay cả khi ông ta tiêm chúng hàng ngày trong nhiều tuần liên tục. Trên hết, người đàn ông này cho biết chưa từng bị nhiễm SARS-CoV-2.
Trong quá tŕnh nghiên cứu, người đàn ông thậm chí c̣n nhận được một liều vắc xin ngừa Covid khác để kiểm tra phản ứng miễn dịch cấp tính của ông ta sau tất cả các mũi tiêm trước đó. Người đàn ông này có phản ứng kháng thể hiệu quả cho thấy vắc xin vẫn đang phát huy tác dụng.
Schober thận trọng nhấn mạnh rằng điều này không có nghĩa là tất cả chúng ta nên ra ngoài và tiêm thêm liều vắc xin bất cứ khi nào chúng ta muốn. Đây chỉ là một nghiên cứu điển h́nh duy nhất và là một nghiên cứu cực kỳ kỳ lạ. Nhưng điều mà câu chuyện này cho chúng ta biết là vắc xin COVID nh́n chung khá an toàn và khó có khả năng xảy ra vấn đề suy giảm miễn dịch chỉ sau một số liều.
Schober cho biết: "Quan sát cho thấy không có tác dụng phụ đáng chú ư nào xảy ra mặc dù đợt tiêm chủng tăng cường đặc biệt này cho thấy rằng thuốc có mức độ dung nạp tốt". "Nghiên cứu hiện tại chỉ ra rằng tiêm vắc xin ba liều, cùng với vắc xin bổ sung thường xuyên cho các nhóm dễ bị tổn thương, vẫn là phương pháp được ưa chuộng".
Nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí The Lancet Infectious Diseases.
Trên thực tế, đây không phải là người duy nhất tiêm quá nhiều liều vác xin pḥng COVID trên thế giới. Năm 2021 giới chức y tế New Zealand đă mở cuộc điều tra về vụ một người đàn ông tiêm 10 mũi vaccine ngừa COVID-19 chỉ trong một ngày. Theo Astrid Koornneef – người quản lư chương tŕnh tiêm chủng và vaccine COVID-19 tại Bộ Y tế New Zealand, cơ quan chức năng coi đây là vụ việc nghiêm trọng. Thông tin ban đầu cho biết người này nhận tiền để đi tiêm thay cho nhiều người khác.
"Chúng tôi rất quan ngại về t́nh huống này và đang phối hợp với các đơn vị liên quan để làm rơ. Việc tiêm vaccine không đúng tiêu chuẩn, giả danh tính để thay cho người khác không chỉ gây nguy cơ gây ra nhiều rủi ro cho bản thân người tiêm, mà c̣n gây rủi ro cho bạn bè, người thân và cộng đồng và khiến đội ngũ y bác sĩ điều trị cho họ trong tương lai", bà Koornneef nói.