Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tiếp tục b́nh luận về tuyên bố của ông rằng phương Tây "không thể loại trừ" khả năng triển khai quân đội ở Ukraine.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (Ảnh: Reuters).
"Hiện nay, cách duy nhất để đạt được ḥa b́nh là ngăn chặn bên gây hấn. Bên gây hấn phải đồng ư hạ vũ khí", Tổng thống Emmanuel Macron nói trong cuộc phỏng vấn với kênh TF1 hôm 8/3.
Khi được hỏi liệu ông có "không loại trừ" việc triển khai quân đội phương Tây tới Ukraine hay không, ông Macron cho biết: "Không loại trừ điều ǵ đó không có nghĩa là phải làm điều đó".
Tổng thống Macron hôm 7/3 đă triệu tập một cuộc họp với các lănh đạo đảng đối lập tại Điện Elysee để thảo luận về sự hỗ trợ của Pháp dành cho Ukraine. Sau hơn 3 giờ đồng hồ thảo luận, họ không đạt được sự đồng thuận.
Tuy nhiên, ông Macron nêu rơ sẽ "không có giới hạn nào" trong sự hỗ trợ của Pháp dành cho Ukraine và ông coi đó không phải sự leo thang căng thẳng mà là một "phản ứng tương xứng" của Paris đối với các hành động của Moscow.
Những phát ngôn gần đây của ông Macron gây chú ư. Tuần trước, ông cho biết, các lănh đạo phương Tây đă thảo luận về phương án đưa quân vào Ukraine. Dù chưa đạt được đồng thuận, song phương Tây không loại trừ kịch bản đưa quân đến Ukraine và họ sẽ làm mọi việc có thể để ngăn Nga giành chiến thắng ở Ukraine.
Ngay lập tức, Moscow cảnh báo, nếu phương Tây đưa quân vào Ukraine, đó sẽ bị coi là một lời tuyên chiến với Nga và có thể kéo theo một cuộc xung đột hạt nhân.
Phát ngôn mới nhất của ông Macron cũng nhận được sự chú ư của Moscow. Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev cảnh báo, Nga cũng "không c̣n giới hạn đỏ nào" trong các phản ứng với Pháp.
Nhiều đồng minh phương Tây sau đó tuyên bố không có kế hoạch triển khai lực lượng quân sự ở Ukraine. Trước những tranh căi, ông Macron khẳng định phát ngôn của ông không hề bột phát mà đă có sự tính toán kỹ lưỡng, ông kêu gọi đồng minh phương Tây không nên hèn nhát mà cần cân nhắc mọi phương án có thể để hỗ trợ Kiev.
Bộ trưởng Quốc pḥng Đức Boris Pistorius hôm 8/3 cho biết các cuộc thảo luận về việc NATO triển khai quân ở Ukraine cần phải dừng lại v́ không ai thực sự muốn điều đó xảy ra.
"Không ai thực sự muốn đưa quân đến Ukraine", ông Pistorius nói.
Ông Pistorius lập luận rằng thay vào đó, điều phương Tây cần làm là tăng cường cung cấp đạn dược và thiết bị cho quân đội Ukraine.
Theo ông Pistorius, "Đức là nước ủng hộ Ukraine lớn thứ hai trên thế giới", quyên góp 7,5 tỷ euro (8,2 tỷ USD) trong năm nay. Ông cũng cho biết Berlin đă gửi "các hệ thống pḥng không, pháo binh, đạn dược, bất cứ thứ ǵ Ukraine cần".
Khi được hỏi về quyết định của Đức không gửi tên lửa tầm xa Taurus cho Ukraine, ông Pistorius nói rằng đó sẽ là một bước đi quá xa.
"Chúng tôi luôn nhấn mạnh rằng tên lửa tầm xa sẽ không quyết định cuộc chiến đó", ông Pistorius nói, đồng thời khẳng định Thủ tướng Olaf Scholz đă nói "có một ranh giới quyết định mà chúng tôi sẽ không bao giờ vượt qua, và đó là việc trở thành bên tham gia vào cuộc chiến".
Nga nhiều lần tuyên bố sẵn sàng đàm phán, nhưng với điều kiện Ukraine phải thừa nhận "thực tế mới về lănh thổ". Thực tế mà Moscow đề cập đến là việc các vùng lănh thổ gồm Zaporizhia, Kherson, Lugansk, Donetsk sáp nhập vào Nga năm 2022 và bán đảo Crimea sáp nhập năm 2014.
Trong khi đó, giới chức Ukraine tuyên bố ḥa đàm chỉ diễn ra khi Nga rút hết quân khỏi lănh thổ Ukraine, bao gồm Crimea. Ngoài ra, Ukraine muốn mọi cuộc đàm phán ḥa b́nh phải dựa trên cơ sở "công thức ḥa b́nh" gồm 10 điểm do Tổng thống Zelensky đưa ra.
VietBF@sưu tập