'Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn', nếu không biết cách chăm sóc sẽ dẫn đến việc mắc các bệnh lư nguy hiểm gây suy giảm hoặc mất thị lực. Trong đó, bệnh lư gây mất thị lực phổ biến nhất hiện nay là Glôcôm.
Các triệu chứng nghiêm trọng của bệnh Glôcôm
Giai đoạn đầu của bệnh Glôcôm góc mở không có biểu hiện rơ ràng nên người bệnh thường không biết và không đi khám. Bệnh Glôcôm góc mở tiến triển âm thầm không triệu chứng và đến lúc có người bệnh bị giảm thị lực th́ những những tổn thương này không có khả năng hồi phục và có thể gây mù ḷa vĩnh viễn cho bệnh nhân. Ngược lại Glôcôm góc đóng ngay từ đầu đă những cơn glôcôm cấp gây triệu chứng rầm rộ:
- Đau nhức mắt đột ngột; nhức xung quanh hố mắt, đôi khi nhức lan lên nửa đầu cùng bên. Đau mắt cũng có thể khởi phát một cách từ từ, âm ỉ
- Mắt đỏ
- Nhăn cầu căng cứng
- Thị lực giảm nhiều, mắt nh́n mờ thoáng qua, cảm giác nh́n mờ như nh́n qua màn sương, nh́n thấy những quầng màu như hào quang, sợ ánh sáng
- Suy giảm tầm nh́n ngoại vi, lâu dần có thể xuất hiện triệu chứng "tầm nh́n đường hầm", tức là như nh́n xuyên qua một đường hầm
- Dấu hiệu toàn thân có thể gặp: Buồn nôn hoặc nôn,…
Bệnh Glôcôm do đâu mà mắc phải?
Bên trong mắt chúng ta chứa một loại dung dịch trong suốt giống nước gọi là thủy dịch được tiết ra và thoát lưu liên tục. Thủy dịch giúp nuôi dưỡng mắt, duy tŕ h́nh dạng của cầu mắt cũng như tạo ra một áp lực tác động lên thành nhăn cầu được gọi là nhăn áp. Nhăn áp của người b́nh thường dao động từ 11 đến 21 mmHg và nếu nhăn áp cao hơn mức tiêu chuẩn này được gọi là "tăng nhăn áp".
Nhăn áp được xác định là mối đe dọa tiềm ẩn hàng đầu gây tổn hại tiến triển của đầu dây thần kinh thị giác, gây mất thị lực. Những tổn thương này nếu không được điều trị kịp thời sẽ không có khả năng hồi phục và gây mù ḷa vĩnh viễn cho bệnh nhân Glôcôm.
Tăng nhăn áp là mối nguy hàng đầu gây tổn hại đến mắt
Cần làm ǵ để pḥng ngừa căn bệnh này?
V́ là một bệnh lư nguy hiểm không triệu chứng ở giai đoạn đầu, bệnh Glôcôm gây nhiều biến chứng cao hơn đối với những người sau 40 tuổi – độ tuổi cơ thể lăo hóa nhanh, hàng rào miễn dịch và sức đề kháng không c̣n tốt như trước. Việc khám mắt chuyên khoa định kỳ giúp phát hiện sớm bệnh, điều trị kịp thời tránh nguy cơ mất thị lực vĩnh viễn.
- Người trước 40 tuổi nên đi khám mắt định kỳ 2-4 năm/lần
- Người từ 40-60 tuổi: mỗi 2 -3 năm/lần
- Người sau 60 tuổi:1-2 năm/lần
- Người sau 65 tuổi: khám mắt định kỳ 6-12 tháng/lần
- Người có tiền sử gia đ́nh mắc Glôcôm: khám mắt định kỳ 6 tháng/lần
Cho đến nay, chưa có biện pháp nào có thể pḥng bệnh Glôcôm. V́ vậy người dân 40 tuổi trở lên cần khám mắt định kỳ kết hợp theo dơi thường xuyên nhằm pḥng ngừa, sớm phát hiện và điều trị thành công căn bệnh này. Những người có tiền sử gia đ́nh mắc bệnh Glôcôm lưu ư cần khám mắt 6 tháng một lần để tầm soát căn bệnh nguy hiểm này.