Những ngày qua, Haiti rơi vào cuộc khủng khoảng tồi tệ khi các băng đảng kiểm soát nhiều vùng của đất nước, cướp bóc, bắn giết và đe dọa lật đổ thủ tướng Ariel Henry - người đang mắc kẹt ở nước ngoài.
Cuộc khủng hoảng tồi tệ
Haiti, một quốc gia vùng Caribe có lịch sử biến động lâu đời, đang phải trải qua một trong những thời kỳ hỗn loạn tồi tệ nhất.
Các băng đảng đă đóng cửa sân bay; cướp phá các cảng biển, công tŕnh công cộng và cửa hàng, phong tỏa các con đường và cắt đứt nguồn cung cấp thực phẩm của người dân. Chúng tấn công hàng chục đồn cảnh sát và các nhà tù lớn để phóng thích hơn 4.000 tù nhân. Không dừng lại ở đó, các băng đe dọa các viên chức chính phủ và yêu cầu thủ tướng Ariel Henry từ chức. Ông Henry, hiện đang mắc kẹt ở Puerto Rico sau khi tới Kenya nhằm thực hiện những thỏa thuận cuối cùng để quốc gia Đông Phi này triển khai 1.000 cảnh sát tới giúp văn hồi trật tự tại Haiti.
Trong khi đó, Mỹ và các nước Caribe đang gia tăng áp lực lên ông Henry để thành lập cái mà Linda Thomas-Greenfield, đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc, gọi là “một hội đồng chuyển tiếp tổng thống sẽ dẫn đến các cuộc bầu cử”, với hy vọng t́m ra giải pháp để khôi phục lại trật tự cho quốc gia này.
Thế nhưng, cả hai kế hoạch kể trên vẫn đang đóng băng. Và người dân Haiti tiếp tục mắc kẹt trong cuộc khủng hoảng tồi tệ. Hàng trăm ngh́n người đang đối diện với nguy cơ đói ăn, thiếu các nhu yếu phẩm cơ bản nhất và phải di dời nhà cửa để tránh liên lụy tới các vụ bắn giết của băng đảng.
V́ đâu nên nỗi?
Thật dễ dàng để đổ lỗi cho đợt bùng phát bạo lực mới nhất này ở Haiti là do t́nh trạng nghèo đói lâu đời, di sản của chủ nghĩa thực dân, nạn phá rừng trên diện rộng và sự can thiệp của Châu Âu và Mỹ.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia về địa chính trị Mỹ Latinh nói với hăng tin AP rằng nguyên nhân trực tiếp quan trọng nhất lại xuất hiện gần đây hơn: sự phụ thuộc ngày càng tăng của giới cầm quyền Haiti vào các băng đảng đường phố .
Haiti đă không có quân đội thường trực hoặc lực lượng cảnh sát quốc gia mạnh mẽ trong nhiều thập kỷ. Trong bối cảnh ấy, các nhà lănh đạo Haiti đă sử dụng thường dân có vũ trang làm công cụ để thực thi quyền lực.
Romain Le Cour, người nghiên cứu Haiti cho Sáng kiến chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia Global có trụ sở tại Geneva (Thụy Sỹ), cho biết: “Chúng ta đang sử dụng từ 'băng đảng' để nói về t́nh h́nh Haiti v́ nó thuận tiện và đó là một từ mà mọi người đều biết, nhưng nó không diễn tả được những ǵ đang diễn ra”.
Tại Haiti, hầu hết các băng đảng đều liên kết với các nhà lănh đạo doanh nghiệp và chính trị gia ưu tú, những người trả tiền cho họ mọi thứ, từ việc đảm bảo hàng hóa cho đến việc thu hút những người biểu t́nh. Các đảng phái chính trị cũng thường xuyên sử dụng băng đảng trong các cuộc bầu cử để hủy bỏ cuộc bỏ phiếu - hoặc gây áp lực, đàn áp các đối thủ.
Diego Da Rin, một nhà nghiên cứu Haiti tại Nhóm Khủng hoảng Quốc tế (CIG) cho biết: “Ở Haiti có truyền thống lâu đời về việc giới tinh hoa cố gắng thành lập và thúc đẩy các nhóm bán quân sự trong nhiều thập kỷ qua đă giúp họ phục vụ lợi ích của ḿnh và sử dụng bạo lực để giữ độc quyền về một số mặt hàng hoặc cho một số lợi ích chính trị”.
Các chuyên gia ước tính có tới 200 băng đảng hoạt động ở Haiti, trong đó có khoảng 20 băng nhóm ở Port-au-Prince. Hai liên đoàn băng đảng chính là G-Pèp và Gia đ́nh G-9 kiểm soát nhiều khu dân cư nghèo nhất thủ đô. Các băng đảng đôi khi bắt tay với nhau nhưng chủ yếu là xung đột với nhau để tranh giành địa bàn và tầm ảnh hưởng.
Theo báo New York Times, các băng đảng cầm đầu đều có lịch sử gắn liền với các đảng phái chính trị: G-9 liên kết với Đảng Tèt Kale Haiti cầm quyền, trong khi G-Pèp có xu hướng ủng hộ các đảng đối lập.
Con quái vật đă không thể kiểm soát
Nhiều băng đảng tại Haiti đă giải tán khi đối mặt với MINUSTAH, một lực lượng của Liên hợp quốc được triển khai tại quốc đảo này vào năm 2004 nhằm giúp ổn định an ninh, chính trị sau khi cựu Tổng thống Jean-Bertrand Aristide bị lật đổ.
Dưới sự hỗ trợ của MINUSTAH, Haiti đă tiến hành các cuộc bầu cử dân chủ. Rene Preval, tổng thống được bầu cử dân chủ duy nhất giành chiến thắng và hoàn thành hai nhiệm kỳ ở Haiti, đă có đường lối cứng rắn với các băng nhóm, cho họ lựa chọn “tước vũ khí hoặc bị giết”.
Robert Fatton, giáo sư về ngoại giao tại Đại học Virginia, cho biết sau nhiệm kỳ tổng thống của ông Preval, các nhà lănh đạo tiếp theo hầu hết đều không có được sự cứng rắn như vậy. người th́ dễ dăi với các băng đảng, người bị ràng buộc với chúng.Tổng thống Jovenel Moise, người nhậm chức vào năm 2017, là nhà lănh đạo cứng rắn nhất với các băng đảng, th́ bị ám sát cách đây 3 năm. Khoảng trống quyền lực sau cái chết của ông Moise tạo điều kiện cho các băng đảng lớn mạnh.
“Trong ba năm qua, các băng đảng bắt đầu giành được quyền tự chủ. Và bây giờ chúng là một thế lực,” giáo sư Robert Fatton nói, đồng thời ví Haiti như một “quốc gia mafia thu nhỏ”.
“Quyền tự chủ của các băng đảng đă đạt đến điểm quan trọng. Đó là lư do tại sao giờ đây họ có khả năng áp đặt một số điều kiện nhất định lên chính phủ”, giáo sư Fatton nói. “Những người tạo ra các băng đảng đă tạo ra một con quái vật. Và bây giờ con quái vật có thể không hoàn toàn nắm quyền, nhưng nó có khả năng ngăn chặn bất kỳ giải pháp nào”.
Đồng quan điểm, tiến sĩ Robert Muggah, chuyên gia nghiên cứu về Haiti cho nhiều cơ quan Liên hợp quốc, nhận định do thủ tướng Henry - người đang tạm thời lănh đạo đất nước - bị một bộ phận lớn công chúng coi là nhà lănh đạo bất hợp pháp nên về cơ bản, nhà nước đă mất uy tín và quyền lực.
Và v́ thế, các băng đảng đă vào cuộc để lấp đầy khoảng trống.
Hiện tại, các băng đảng đă thành lập một liên minh có tên “Vivre Ensemble” (Sống chung). Chúng tiến hành các cuộc tấn công phối hợp vào những cơ quan nhà nước với mục tiêu lật đổ chính quyền và ngăn cản lực lượng quốc tế triển khai tại Haiti.
Theo tiến sĩ Muggah, các thủ lĩnh của “Vivre Ensemble” thậm chí đang hy vọng rằng khi Haiti thành lập “hội đồng chuyển tiếp” như gợi ư của Mỹ, chúng sẽ được tham gia lựa chọn các thành viên hội đồng để có thể tiếp tục chi phối nền chính trị của đất nước.
Con quái vật mang tên "băng đảng" ở quốc đảo xinh đẹp vùng Caribe dường như đă tiến hóa đến mức không thể kiểm soát được nữa rồi.
|
|