Người đại diện của SCB đề nghị bà Trương Mỹ Lan và đồng phạm khắc phục số tiền thiệt hại tính đến thời điểm xét xử sơ thẩm là 760.000 tỷ đồng.
Chiều 14/3, phiên ṭa xét xử bà Trương Mỹ Lan (68 tuổi, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và đồng phạm về các sai phạm tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài G̣n (SCB), tiếp tục phần xét hỏi đối với người bị hại, người liên quan trong vụ án.
Trong vụ án này, SCB được ṭa triệu tập với cả hai tư cách tố tụng trên. Nêu quan điểm, ông Hà Thế Định (Phó tổng giám đốc, người đại diện theo ủy quyền của SCB) không đồng ư việc các cơ quan tố tụng xác định tổng số tiền thiệt hại mà bà Lan và đồng phạm gây ra cho SCB là 498.000 tỷ đồng.
Ông Định đề nghị HĐXX xác định bà Lan và các bị cáo phải bồi thường cho SCB số tiền thiệt hại tính đến ngày 5/3 (xử sơ thẩm) là hơn 760.000 tỷ đồng (hơn 482.000 nợ gốc, 277.830 tỷ đồng lăi) và lăi phát sinh cho đến khi nào SCB thực nhận được tiền.
Đối với 1.166 mă tài sản đảm bảo cho gần 1.300 khoản vay của nhóm bà Lan và các công ty thuộc Hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát, SCB đề nghị được toàn quyền khai thác, sử dụng quản lư mà không phụ thuộc vào việc có hay không đầy đủ pháp lư.
Với tài sản là vật chứng bị kê biên trong vụ án, có nguồn gốc từ việc các bị cáo phạm tội, rút từ SCB mà có, SCB cũng đề nghị ṭa tuyên cho ngân hàng toàn quyền quản lư.
Theo đại diện SCB, quá tŕnh thế chấp tài sản vay tiền, bà Lan và các bị cáo đă có hành vi hoán đổi 240 tài sản thế chấp, trong đó có 67 tài sản đă xuất ra khỏi ngân hàng. Nay, SCB yêu cầu các cơ quan tố tụng tiếp tục kê biên phong tỏa các tài sản này để đảm bảo cho việc khắc phục thiệt hại.
Ngoài ra, c̣n nhiều tài sản có nguồn gốc từ tiền phạm tội mà có, SCB đề nghị cơ quan điều tra tiếp tục áp dụng các biện pháp truy t́m tài sản của bà Lan và Vạn Thịnh Phát chưa kê biên để xử lư nợ. Quá tŕnh điều tra, nếu cơ quan điều tra phát hiện các tài sản có nguồn gốc từ tiền phạm tội mà có th́ đề nghị giao cho SCB quản lư.
Đai diện ngân hàng này cũng cho rằng, các công ty thẩm định giá có người tham gia vào việc nâng khống tài sản thế chấp, gây thiệt hại cho ngân hàng, phải có trách nhiệm liên đới bồi thường.
Cuối cùng, SCB đề nghị được quyền quản lư sử dụng các tài sản là vật chứng trong vụ án để đảm bảo cho việc xử lư nợ. Trong trường hợp không tự thỏa thuận được với người liên quan th́ sẽ yêu cầu cơ quan thi hành án hỗ trợ.
Trước đó, trả lời trong phiên ṭa chiều 13/3, bà Lan không đồng ư với cách tính thiệt hại cũng như kết quả thẩm định giá của Công ty thẩm định giá Hoàng Quân cũng như SCB. Theo bị cáo, giá trị các tài sản đảm bảo được công ty này và SCB thẩm định với giá trị quá thấp, nên xin HĐXX cho thẩm định lại.
Bà Trương Mỹ Lan bị cáo buộc, sử dụng SCB như một công cụ tài chính để huy động vốn, sau đó làm khống hồ sơ rút tiền phục vụ hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát. Trong 10 năm liên tiếp (từ 2012 đến 2022), SCB đă giải ngân cho nhóm bà Lan hơn 2.500 khoản vay với tổng số tiền hơn 1.066.000 tỷ đồng - chiếm 93% số tiền cho vay của ngân hàng.
Đến năm 2022, nhóm bà Lan c̣n gần 1.300 khoản vay, dư nợ tại SCB hơn 677.000 tỷ đồng nằm trong nhóm không có khả năng thu hồi. Hành vi của bà Lan và đồng phạm gây thiệt hại cho SCB 498.000 tỷ đồng.
Theo cơ quan điều tra, trong 1.284 khoản vay của nhóm bà Lan có 240 tài sản bảo đảm cho 430 khoản vay đă bị hoán đổi. Giá trị tài sản khi đưa vào thế chấp được định giá trên sổ sách là 487.000 tỷ đồng nhưng sau khi bị hoán đổi chỉ c̣n 351.000 tỷ. Đến khi khởi tố vụ án (10/2022), công ty thẩm định giá độc lập xác định các tài sản đảm bảo chỉ có tổng giá trị 108.000 tỷ đồng - thấp hơn nhiều lần so với con số trên sổ sách ở SCB.
Không chỉ hoán đổi, bà Lan c̣n chỉ đạo xuất hẳn 67 tài sản có giá trị lớn ra khỏi hệ thống SCB. Một phần số đó được chuyển sang cho nhóm Vạn Thịnh Phát sở hữu như ṭa nhà Sherwood Resident, ṭa nhà 66 Phó Đức Chính. Cảnh sát xác định nhiều tài sản lớn đă được chuyển nhượng cho bên khác hoặc chuyển sở hữu nước ngoài nên không thể kê biên.
Là người chủ mưu cầm đầu trong vụ án, bà Lan bị truy tố về ba tội Đưa hối lộ, Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng và Tham ô tài sản.
Những người c̣n lại bị xét xử về các tội: Tham ô tài sản, Nhận hối lộ, Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng và Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Riêng bị cáo Nguyễn Cao Trí (Chủ tịch HĐQT Công ty Văn Lang và Công ty Capella) bị xác định tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Chiều nay, HĐXX tiếp tục hỏi một số người có quyền nghĩa vụ liên quan đến vấn đề khắc phục thiệt hại trong vụ án.
|