Một người đàn ông Việt Nam đă leo tường, vượt sông để trốn khỏi một trung tâm lừa đảo ở Philippines, sau đó báo cảnh sát dẫn tới vụ đột kích giải cứu hơn 650 người. Hàng trăm người vừa được giải thoát khỏi một trung tâm lừa đảo ở Philippines. Họ bị bắt đóng giả người t́nh trên mạng.
Cảnh sát cho biết họ đă đột kích trung tâm này vào hôm thứ Năm 14/3 và giải cứu 383 người Philippines, 202 người Trung Quốc và 73 người ngoại quốc khác.
Địa điểm này cách thủ đô Manila khoảng 100km về phía bắc và có vỏ bọc là một công ty cờ bạc trực tuyến.
Đông Nam Á đă trở thành một tụ điểm cho các trung tâm lừa đảo nơi mà ngay cả những kẻ gian manh cũng thường xuyên bị sập bẫy và buộc phải tham gia các hoạt động tội phạm.
Các nạn nhân trẻ và am hiểu công nghệ thường bị dụ dỗ thực hiện các hoạt động bất hợp pháp này, từ rửa tiền, lừa đảo tiền điện tử cho đến cái gọi là lừa đảo t́nh yêu, hay c̣n được biết đến với thuật ngữ “pig butchering” (mổ lợn). Thuật ngữ này được đặt theo phương pháp vỗ béo lợn trước khi lấy thịt.
Những hành vi phạm pháp này thường bắt đầu với việc kẻ lừa đảo sử dụng danh tính giả để chiếm được t́nh cảm và sự tin tưởng của nạn nhân, sau đó đem đến cho họ ảo tưởng về mối quan hệ lăng mạn hoặc thân mật để thao túng và lấy tiền từ họ. Nạn nhân thường bị dụ dỗ đầu tư vào các h́nh thức kinh doanh giả mạo.
Cảnh sát cho hay cuộc tập kích hôm thứ Năm gần Manila bắt nguồn từ lời mật báo của một người đàn ông Việt Nam, người đă trốn thoát khỏi trung tâm lừa đảo vào tháng 2/2024.
Winston Casio, người phát ngôn của ủy ban tổng thống chống tội phạm có tổ chức, cho biết người đàn ông Việt Nam đang ở độ tuổi ngoài 30, vừa mới đến Philippines vào tháng 1 năm nay sau khi nhận được lời đề nghị làm đầu bếp.
Nhưng anh ta sớm nhận ra ḿnh cũng như hàng trăm người khác đă sập bẫy của những kẻ buôn người chuyên lừa đảo t́nh yêu và tiền điện tử.
Theo lời ông Casio, những người bị cầm giữ tại trung tâm Bamban buộc phải gửi đi những lời đường mật cho các nạn nhân, mà nhiều người trong số đó đến từ Trung Quốc.
Ông cho biết thêm những kẻ điều hành các trung tâm như vậy sẽ bẫy những người ưa nh́n để dụ dỗ thêm các nạn nhân khác.
Vào ngày 28/2, người đàn ông Việt Nam đă trốn khỏi trung tâm bằng cách leo tường, vượt sông và ẩn náu tại một nông trại. Chủ nông trại sau đó báo với cảnh sát.
Nhóm của ông Casio đă đến gặp người đàn ông Việt Nam vào đầu tháng 3/2024 và nhận ra những dấu hiệu tra tấn, bao gồm các vết sẹo và các vết điện giật.
Casio bổ sung rằng một vài trường hợp khác đă cố gắng đào tẩu nhưng luôn bị bắt lại.
Cảnh sát thu giữ được 3 khẩu súng bắn đạn ghém, 1 khẩu súng lục đạn 9mm, 2 khẩu súng lục ổ quay ṇng 0.38 và 42 viên đạn từ trung tâm.
Ông Casio cho biết các cơ quan chức năng vẫn đang trong giai đoạn đầu của cuộc điều tra v́ các nạn nhân được giải cứu hôm thứ Năm c̣n đang “run rẩy”.
Một báo cáo từ Liên Hợp Quốc vào tháng 8/2023 ước tính hàng trăm ngàn người từ khắp nơi trên thế giới đă bị vận chuyển lậu sang Đông Nam Á để phục vụ các hoạt động lừa đảo trực tuyến.
BBC trước đây đă nói chuyện với những nạn nhân của các mạng lưới tội phạm này.
Nhiều người cho biết họ đến các quốc gia Đông Nam Á như Campuchia và Myanmar v́ các quảng cáo việc làm cũng như các hứa hẹn về lương thưởng. Khi đến nơi th́ họ sập bẫy và bị đe dọa buộc phải tham gia lừa đảo. Những người trốn thoát và những người sống sót kể rằng họ bị tra tấn và đối xử vô nhân đạo.
Các chính phủ khắp châu Á, từ Indonesia cho đến Đài Loan, đă cảnh báo về sự gia tăng của những trung tâm lừa đảo kiểu này. Chẳng hạn, các đại sứ quán tại Campuchia và Thái Lan đă gửi lời cảnh báo đến công dân nước họ nhằm đề pḥng việc bị dụ dỗ vào các trung tâm lừa đảo.