Mệt mỏi, tụt huyết áp, sạm da, ngứa, chuột rút, khó ngủ, đau nhức xương khớp là các vấn đề mà người bệnh thường gặp khi chạy thận nhân tạo.
BS.CKII Hồ Tấn Thông, khoa Nội thận - Lọc máu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết chạy thận nhân tạo là một trong những phương pháp duy tŕ sự sống cho người bệnh suy thận giai đoạn cuối. Trong thời gian đầu chạy thận nhân tạo, người bệnh có thể gặp các vấn đề sau:
Hạ huyết áp: Đây là triệu chứng liên quan tới giảm thể tích máu nhanh trong quá tŕnh chạy thận mà không bù dịch đủ. Khi huyết áp tụt, phần lớn người bệnh chóng mặt, choáng váng nhưng cũng có trường hợp không có biểu hiện nào cho đến khi huyết áp tụt xuống mức thấp. Do đó, người bệnh cần được theo dơi huyết áp thường xuyên, 30-60 phút một lần.
Chuột rút: Hiện chưa rơ nguyên nhân gây chuột rút khi chạy thận nhân tạo nhưng có liên quan đến giảm huyết áp, mất cân bằng điện giải trong cơ thể (hạ magie, kali, canxi máu), không bù dịch đủ. Ngoài xử trí của bác sĩ, người bệnh hoặc người nhà có thể xoa bóp cơ bị chuột rút để giảm t́nh trạng này khi chạy thận.
Người chạy thận tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM. Ảnh: Thắng Vũ
Ngứa: T́nh trạng này thường xảy ra do người bệnh dị ứng với màng lọc, dụng cụ chạy thận hoặc do tích tụ khoáng chất (canxi, phốt pho) trong cơ thể qua các lần chạy thận. Người bệnh cần cho bác sĩ biết t́nh trạng ngứa để t́m ra nguyên nhân, xử trí phù hợp.
Thiếu máu: Ở người bệnh suy thận giai đoạn cuối, thận không c̣n sản xuất hormone tham gia quá tŕnh tạo tế bào máu (hồng cầu), dẫn đến thiếu máu. Ngoài ra, chạy thận nhân tạo lấy đi sắt, các vitamin cần thiết trong quá tŕnh tạo máu cũng làm tăng nguy cơ thiếu máu.
Khó ngủ: Người chạy thận nhân tạo lâu dài thường khó ngủ do có thể gặp một số vấn đề như đau nhức cơ thể, hội chứng chân tay bồn chồn, ngưng thở khi ngủ.
Mệt mỏi: Sau buổi chạy thận, người bệnh thường mệt mỏi, kiệt sức do nhiều nguyên nhân như chức năng lọc máu thận đă suy giảm nặng, những tác dụng phụ trong khi chạy thận, chế độ dinh dưỡng chưa phù hợp dẫn đến suy dinh dưỡng.
Bệnh xương khớp: Chức năng thận suy giảm ảnh hưởng khả năng hấp thu và chuyển hóa vitamin D thành canxi của cơ thể, dẫn tới loăng xương. Ngoài ra, một biến chứng khác thường gặp ở người chạy thận lâu năm là t́nh trạng cường cận giáp thứ phát (tăng sản sinh hormone PTH) sẽ huy động canxi từ xương vào máu, gây loăng xương, xốp xương.
Bác sĩ Thông cho biết hiện kỹ thuật thẩm tách máu HDF online được cải tiến từ chạy thận nhân tạo thông thường với màng lọc hiệu quả hơn, sử dụng nguồn nước tinh khiết, giúp người bệnh giảm nhiều tác dụng phụ kể trên, cải thiện sức khỏe, chất lượng cuộc sống.
Bác sĩ Thông khuyên người đang chạy thận nhân tạo gặp các vấn đề mệt mỏi, ngứa, hạ huyết áp, thiếu máu, loăng xương, khó ngủ... cần gặp bác sĩ chuyên khoa Nội thận để khám, xác định nguyên nhân, điều trị phù hợp nhằm đảm bảo sức khỏe.
VietBF@sưu tập