Trong ṿng 5 năm qua, số triệu phú ở Mỹ tăng 35%, gần gấp đôi tốc độ tăng của số triệu phú ở Trung Quốc...Mỹ ngày càng vượt xa Trung Quốc về số lượng triệu phú và tỷ phú - một báo cáo vừa được công bố cho thấy.
Theo Báo cáo Tài sản Mỹ (USA Wealth Report) 2024 do hai công ty Henly & Partners và New World Wealth phối hợp thực hiện, hiện có 5,5 triệu người Mỹ sở hữu ít nhất 1 triệu USD tài sản thanh khoản cao có thể đầu tư, tăng 62% trong ṿng 1 thập kỷ qua. Tốc độ tăng trưởng số lượng triệu phú này của Mỹ vượt xa mức tăng 38% của số triệu phú trên toàn cầu trong cùng khoảng thời gian.
Trong ṿng 5 năm qua, số triệu phú ở Mỹ tăng 35%, gần gấp đôi tốc độ tăng của số triệu phú ở Trung Quốc. Mỹ hiện chiếm 37% số triệu phú trên toàn thế giới, tăng từ mức 35% vào năm 2018.
Khoảng cách dẫn trước của Mỹ càng lớn hơn ở những nấc thang cao nhất của giá trị tài sản. Mỹ hiện có 9.850 triệu phú sở hữu tài sản từ 100 triệu USD trở lên, so với con số tương ứng 2.352 người của Trung Quốc. Mỹ có 788 tỷ phú, so với con số 305 người của Trung Quốc.
“Không ai có thể tranh căi về vị thế đi đầu của Mỹ về tốc độ sản sinh và tích luỹ tài sản tư nhân”, báo cáo nhận định.
Ông Dominic Volek, trưởng bộ phận khách hàng tư nhân của Henley, cho rằng các biện pháp chống Covid hà khắc của Trung Quốc, công thêm việc nước này siết chặt kiểm soát đối với khu vực kinh tế tư nhân, đă khiến tốc độ sản sinh tài sản ở Trung Quốc giảm xuống.
“Chắc chắn Trung Quốc đă chậm lại nhiều trong vấn đề này v́ những lư do như vậy. Và Mỹ đă hưởng lợi”, ông Volek nhấn mạnh.
Sự dịch chuyển của tầng lớp nhà giàu khỏi Trung Quốc cũng được phản ánh qua các xu hướng di cư. Con số ṛng triệu phú di cư khỏi Trung Quốc trong năm 2023 là 13.500 người, cao chưa từng thấy. Trong khi đó, con số ṛng triệu phú nhập cư vào Mỹ là 2.200 người trong năm 2023 và được dự báo đạt 3.500 người trong năm 2024 - theo báo cáo của Henley.
“Mỹ vẫn là điểm đến có sức hút lớn nhất đối với các doanh nhân công nghệ và kỹ sư công nghệ giàu có, nhất là những người từ Mỹ, châu Âu và Anh”, báo cáo nhận định.
Vị thế dẫn đầu của Mỹ về sản sinh tài sản đang lan sang hoạt động chi tiêu và đầu tư. Dẫn một báo cáo khác từ ngân hàng UBS và công ty Art Basel, hăng tin CNBC cho biết Mỹ đang là thị trường lớn nhất thế giới về doanh số bán các tác phẩm nghệ thuật, chiếm thị phần 42%. Mỹ cũng là thị trường lớn nhất thế giới của các tác phẩm nghệ thuật đắt giá nhất.
Công ty nghiên cứu và tư vấn Bain dự báo đến năm 2030, Trung Quốc sẽ chiếm 35-40% tiêu thụ hàng xa xỉ trên toàn cầu, chỉ tăng nhẹ từ mức hiện tại. Tổng chi tiêu hàng xa xỉ ở Trung Quốc hiện thấp hơn khoảng 40% so với mức của năm 2019. Cũng theo Bain, doanh thu thị trường hàng xa xỉ ở Mỹ trong năm ngoái đạt 80 tỷ USD, vượt xa mức 52 tỷ USD cử Trung Quốc.
Giới chuyên gia nhận định Trung Quốc vẫn sẽ là một nguồn tăng trưởng tài sản và một thị trường tiêu dùng hàng xa xỉ chính của thế giới trong những năm tới, nhưng vị thế thống lĩnh của Mỹ trong những lĩnh vực này sẽ tiếp tục được củng cố. “Cơ hội sản sinh tài sản ở Mỹ không đứng sau bất kỳ một quốc gia nào khác trên thế giới”, ông Volek nói.
Trong số các thành phố của Mỹ, New York là nơi có nhiều triệu phú và tỷ phú nhất. Với 350.000 triệu phú và 60 tỷ phú, New York được xem là thành phố giàu nhất ở Mỹ - theo báo cáo trên. Trong ṿng 1 thập kỷ qua, số triệu phú ở thành phố này đă tăng 48%.
|