Trước khi ăn thịt con mồi, loài chim ăn thịt này nhốt con mồi vào nhà tù đá, một hành vi chưa từng thấy ở bất kỳ loài chim nào khác.
Mới đây, các nhà khoa học đă phát hiện loài chim ưng Eleonora (Falco eleonorae) sinh sản ở Địa Trung Hải và ngoài khơi bờ biển phía tây bắc châu Phi có cách săn mồi độc đáo: Bắt sống và nhốt con mồi trong "nhà tù đá".
Những con chim ưng Eleonora bắt những con chim nhỏ, tước lông bay của chúng khiến chúng không thể bay. Sau đó, nhốt con mồi vào những khe đá hoặc hố sâu khiến chúng không thể trốn thoát.
Các nhà khoa học cho rằng bằng cách nhốt con mồi, chim ăn thịt có thể giữ cho nguồn thức ăn của chúng luôn tươi ngon cho đến khi cần. Tuy nhiên, một số cũng hoài nghi khi cho rằng, đây có thể là do các con chim nhỏ chạy trốn chứ không phải bị nhốt.
Một con chim ưng Eleonora đực mang thức ăn cho bạn đời của ḿnh - bữa ăn là một con chim xấu số bay qua Địa Trung Hải. Bức ảnh đạt giải ở hạng mục dành cho nhiếp ảnh gia có triển vọng trong cuộc thi ảnh về đời sống hoang dă.
Chim ưng vẫn được coi là một trong những kẻ săn mồi nguy hiểm nhất bầu trời với những cú bắt mồi thực sự "nhanh như cắt". Trong ảnh, kẻ săn mồi với sải cánh khổng lồ và đôi mắt vàng dữ tợn đang quắp chặt một con cá và bay lên từ mặt nước. Ảnh: SWNS.
Với những móng vuốt sắc nhọn, chim ưng biển dễ dàng quắp chặt được con mồi rồi dang đôi cánh lớn bay lên.
C̣n đây là cú bổ nhào có vận tốc lên tới 100 km/h từ trên cao xuống con mồi của một con chim cắt thảo nguyên. Đây được xem là một trong những loài động vật có thiết kế khí động học tối ưu bậc nhất trong tự nhiên, và thậm chí được con người nghiên cứu để áp dụng trong động cơ phản lực.
Chỉ trong chớp mắt, một con vịt trời đang b́nh yên nằm nghỉ ngơi bỗng bị xé toạc phần đầu, rồi lăn quay ra đất. Thủ phạm không ai khác chính là một con chim ưng.
Chim ưng thích sống ở những khoảng không gian rộng lớn, thường bay lượn ở những vùng duyên hải. Ngày nay, chúng có thể ở khắp mọi nơi từ các đài nguyên cho tới sa mạc. Thậm chí, chúng c̣n ở trên cầu và các ṭa nhà chọc trời trong thành phố.
Mỗi khi quan sát được con mồi, chúng sẽ bay thẳng về phía con mồi với tốc độ có thể đạt tới 322km/giờ.
Ở Việt Nam, loài chim ưng Ấn Độ (Accipiter trivirgatus) dài 40-46 cm, là loài định cư tương đối phổ biến trong cả nước (VQG Ba V́, Cúc Phương, Bạch Mă, Cát Tiên). Sinh cảnh của chúng là rừng lá rụng thường xanh, rừng hỗn giao bán thường xanh, rừng lá kim.
C̣n chim ưng xám (Accipiter badius) sống ở các khu vực trống trải trong rừng lá rụng thường xanh, rừng rụng lá, rừng hỗn giao thường xanh và rừng lá kim, khu canh tác nông nghiệp.