Theo như lần đầu tiên Washington không dùng đến quyền phủ quyết một nghị quyết « yêu cầu một lệnh ngưng bắn tức th́ trong tháng chay Ramadan » ở dải Gaza sau nhiều lần phản đối các văn bản khác mà Hoa Kỳ đánh giá là bất lợi cho Nhà nước Do Thái khiến quan hệ Mỹ - Israel căng thẳng sau khi LHQ thông qua nghị quyết này.
Cuộc họp của Hội Đồng Bảo An LHQ ngày 25/03/2024, tại trụ sở ở New York, Mỹ. REUTERS - Andrew Kelly
Ngày 25/03/2024, lần đầu tiên sau hơn 5 tháng bùng nổ xung đột ở Gaza, Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc đă thông qua được một nghị quyết « yêu cầu một lệnh ngưng bắn tức th́ trong tháng chay Ramadan » ở dải Gaza. Đây cũng là lần đầu tiên Washington không dùng đến quyền phủ quyết sau nhiều lần phản đối các văn bản khác mà Hoa Kỳ đánh giá là bất lợi cho Nhà nước Do Thái.
Tuy nhiên, động thái này của chính quyền Biden đă khiến Israel tức giận cho dù Hoa Kỳ đă t́m cách giảm thiểu tầm quan trọng của văn bản. Từ Washington, thông tín viên đài RFI, Carrie Nooten tường thuật :
« Chỉ mất có vài phút, Benjamin Netanyahu đă công khai bày tỏ sự bất măn khi cho hủy chuyến đi một phái đoàn các cộng sự thân cận của ông đến Washington. Nhà Trắng cho biết họ "ngạc nhiên" về phản ứng này, và phủ nhận mọi thay đổi lớn trong quan hệ với Israel. Và để chứng minh cho thiện chí của ḿnh, chương tŕnh chuyến công du cho bộ trưởng Quốc Pḥng Israel, hiện đă có mặt ở Mỹ, đă được lên kế hoạch dày đặc. Hoa Kỳ c̣n t́m cách giảm nhẹ tầm mức của nghị quyết khi khẳng định rằng văn bản này không có tính ràng buộc và sẽ chẳng gây cản trở ǵ cho khả năng của Israel chiến đấu chống phe Hamas.
Điều này là không đúng, bởi v́ mọi nghị quyết của Hội Đồng Bảo An đều cấu thành luật pháp quốc tế mà các bên liên quan phải tuân thủ. Nhưng dù nói ǵ đi nữa, chính quyền Biden những ngày qua đă tỏ ra là họ không c̣n sẵn sàng đi theo Israel đang trong t́nh trạng ngày càng bị cô lập.
Cuối cùng, đó không phải là v́ sự bạc bẽo của Benjamin Netanyahu khiến Biden thay đổi ư kiến mà là điều kiện sống ngày càng tồi tệ của người dân ở dải Gaza và nhất là áp lực từ các cử tri đảng Dân Chủ bất măn khi chỉ c̣n vài tháng nữa là đến kỳ bầu cử tổng thống Mỹ. »
Phản ứng quốc tế
Phong trào Hồi giáo cực đoan Hamas hoan nghênh nghị quyết, và bày tỏ « mong muốn thực hiện một tiến tŕnh trao đổi » tù nhân lấy con tin « ngay lập tức » cũng như là mong muốn « đạt được một lệnh ngưng bắn thường trực đi đến việc rút mọi lực lượng Israel » trên lănh thổ Gaza.
C̣n theo Alice Froussard, thông tín viên đài RFI tại Ramallah, phóng viên RFI ở Ramallah, ngay sau khi nghị quyết được công bố, đă có những tiếng reo vui ở phía nam dải Gaza, ở Rafah, nơi có một triệu rưỡi người tị nạn Palestine đang sống chen chúc. Đối với nhiều người, lệnh ngừng bắn - ngay cả khi chỉ trong thời gian tháng Ramadan - có nghĩa là họ sẽ trở về nhà, cung cấp viện trợ nhân đạo tốt hơn và do đó được cung cấp lương thực.
Nhà nước Palestine, thông qua lời bộ trưởng Dân sự, Hussein Al Cheikh, ngoài việc hoan nghênh nghị quyết, đă yêu cầu « ngưng hẳn cuộc chiến tội ác và triệt thoái tức th́ quân đội Israel ra khỏi dải Gaza ».
Ai Cập th́ nói đến một « bước tiến quan trọng đầu tiên », nhằm « chấm dứt hành động gây hấn của Israel chưa từng có trong lịch sử trên dải Gaza », theo như lời thủ tướng Liban. Chính quyền Teheran, nguồn hậu thuẫn của Hamas, th́ xem đây như là « một bước tiến tích cực nhưng chưa đủ ».
Về phần ḿnh, Qatar, nước trung gian ḥa giải giữa Israel và Hamas, kêu gọi hai bên nên « tham gia tích cực hơn trong các cuộc đàm phán đang diễn ra ».
Liên Hiệp Châu Âu, cùng nhiều nước thành viên như Pháp, Đức, Tây Ban Nha… kêu gọi thực hiện nghị quyết, « yêu cầu ngừng bắn tức th́ và trả tự do vô điều kiện ngay lập tức tất cả các con tin. »