Cam kết của ông Bùi Thanh Sơn (Ngoại trưởng Việt Nam): Việc thay đổi Chủ tịch Nhà nước sẽ không gây ra bất kỳ xáo trộn nào về đường lối đối ngoại và chính sách kinh tế của Cộng ḥa XHCN Việt Nam [1], chính là ví dụ mới nhất minh họa cho chủ trương sắp đặt nhân sự, không phải thân hữu th́ cũng là “con ông, cháu cha” (các cá nhân từng được ví von như... “hồng phúc dân tộc”) làm lănh đạo hệ thống chính trị, hệ thống công quyền từ trung ương đến địa phương, không những chỉ tạo ra đại họa, mà c̣n đặt xứ sở, dân tộc trước những ẩn họa khó lường khác từ... “quy hoạch nhân sự”!
Nghiêm túc thực thi tôn chỉ “của dân, do dân, v́ dân”, thực sự tôn trọng “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, để dân chúng toàn quyền lựa chọn nhân sự lănh đạo hệ thống chính trị, hệ thống công quyền, không đề ra và khăng khăng giành giữ... “quy hoạch nhân sự” nhằm duy tŕ độc quyền lănh đạo toàn diện, tuyệt đối th́ sẽ không có chuyện trong ṿng một năm phải đổi hai Chủ tịch Nhà nước, hai cá nhân vốn được xem là... “tinh hoa” bỗng nhiên đột tử về mặt chính trị và từ trên xuống dưới, từ trái sang phải ấp úng trấn an cả đồng chí, đồng bào lẫn ngoại nhân về “ổn định chính trị” ở Việt Nam!
Chuyện Ban Chấp hành Trung ương (BCH TƯ) đảng CSVN tụ tập bất thường để xem xét và “nhất trí” cho ông Vơ Văn Thưởng “xin thôi” các chức vụ trong đảng (Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên BCH TƯ đảng), trong hệ thống công quyền (Chủ tịch Nhà nước, Chủ tịch Hội đồng Quốc pḥng An ninh) [2], sau đó tới lượt Quốc hội Cộng ḥa XHCN Việt Nam tu tập bất thường để bỏ phiếu miễn nhiệm vai tṛ Chủ tịch Nhà nước và Đại biểu Quốc hội của ông Thưởng [3]... tiếp tục khẳng định, “công tác cán bộ - khâu then chốt của công tác xây dựng đảng và hệ thống chính trị” chỉ là... tṛ hề.
Trong ba năm vừa qua, tṛ hề ấy chính là nguyên nhân khiến BCH TƯ đảng khóa 13 và Quốc hội khóa 15 cùng phải tụ tập bất thường, mỗi bên tới... sáu lần, nhằm giải quyết hậu quả của “quy hoạch nhân sự”. Tuy hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam bảo đó là các... “phiên họp bất thường” nhưng nếu xem xét một cách ṣng phẳng về mục tiêu, cách thức tổ chức và tính chất của các “phiên họp bất thường” này th́ rơ ràng các “phiên họp bất thường” đó chỉ là... tụ tập để hợp lư hóa, hợp pháp hóa phương thức đối phó với nan đề về nhân sự do “quy hoạch nhân sự” tạo ra!
Sau 20 năm giành giữ quyền lănh đạo toàn diện, tuyệt đối ở miền Bắc Việt Nam và thêm gần năm thập niên sử dụng đủ mọi chiêu, tṛ để tiếp tục giành giữ quyền này trên toàn Việt Nam, bất chấp vô số hậu quả về đủ mọi mặt, giới lănh đạo hệ thống chính trị, hệ thống công quyền tại Việt Nam vẫn lập kế để trao, truyền quyền lực cho con, cháu của họ. Nghị quyết số 26-NQ/TW ban hành hồi tháng 5/2018 sau khi BCH TƯ đảng khóa 12 tổ chức hội nghị lần thứ bảy nhằm biến tham vọng đó thành “đường lối” và là nền tảng xây dựng “chính sách” [4].
Theo đó, “đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược” phải được xây dựng theo hướng “cán bộ lănh đạo chủ chốt cấp trên phải kinh qua vị trí chủ chốt cấp dưới” và nghị quyết vừa kể mở đường cho “giai đoạn chuyển giao thế hệ từ lớp cán bộ sinh ra, lớn lên, được rèn luyện, trưởng thành trong chiến tranh, chủ yếu được đào tạo ở trong nước và tại các nước xă hội chủ nghĩa, sang lớp cán bộ sinh ra, lớn lên, trưởng thành trong hòa b́nh và được đào tạo từ nhiều nguồn, nhiều nước có thể chế chính trị khác nhau”!
Ông Vơ Văn Thưởng được xem là nhân vật đầu tiên – đại diện cho “lớp cán bộ sinh ra, lớn lên, trưởng thành trong hòa b́nh và được đào tạo từ nhiều nguồn, nhiều nước có thể chế chính trị khác nhau” – đảm nhận vai tṛ lănh đạo cao nhất của hệ thống chính trị, hệ thống công quyền ở Việt Nam. Tuy nhiên cuộc tụ tập bất thường của BCH TƯ đảng CSVN khóa 13 cách nay một tuần cho thấy, ông Thưởng vẫn không phải là ngoại lệ tích cực. Dù đă được “đào tạo từ nhiều nguồn, nhiều nước có thể chế chính trị khác nhau”, thế hệ “con ông, cháu cha” vẫn thế - chỉ tiếp tục gieo thêm họa!
Nghị quyết số 26-NQ/TW giải đáp một cách rơ ràng, cụ thể tại sao các cá nhân lănh đạo hệ thống chính trị, hệ thống công quyền từ trung ương đến địa phương thi nhau gửi quư tử, ái nữ đi du học dưới đủ mọi h́nh thức, tại sao những quư tử, ái nữ ấy hăm hở hồi hương và ngay sau đó được tuyển dụng, sắp đặt làm viên chức và sớm trở thành... “người có bản lĩnh chính trị vững vàng, có kinh nghiệm công tác tại nhiều cơ quan, đơn vị, địa phương và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao”!
Nghị quyết về “tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ” hồi tháng 5/2018 không chỉ phô bày bản chất của cái gọi là “dân chủ XHCN”, mà c̣n cho thấy tâm địa của những cá nhân lănh đạo hệ thống chính trị, hệ thống công quyền tại Việt Nam. Thụ hưởng đủ lọai lợi ích từ hệ thống vận hành theo kiểu như thế, việc được “đào tạo từ nhiều nguồn, nhiều nước có thể chế chính trị khác nhau” và cọ xát với các xă hội đề cao dân chủ, thượng tôn nhân quyền dường như chỉ khiến các quư tử, ái nữ là “con ông, cháu cha” kiên định hơn với toàn trị.
Sự trung thành với toàn trị của những cá nhân là “con ông, cháu cha” được “đào tạo từ nhiều nguồn, nhiều nước có thể chế chính trị khác nhau” không đơn thuần v́ toàn trị loại trừ việc phải nỗ lực không ngưng nghỉ, bảo đảm sự trường tồn của quyền lực mà toàn trị c̣n tạo điều kiện “thăng tiến thần tốc”, giúp “ăn trên, ngồi trốc”, dễ dàng “vinh thân ph́ gia”, đồng thời hứa hẹn có thể chuyển giao danh, lợi cho nhiều... đời nữa. Đó cũng là lư do tiến tŕnh “chuyển giao quyền lực” cho thế hệ cán bộ “trưởng thành trong ḥa b́nh” liên tục phát sinh scandal...
Nếu chịu khó dành một chút thời gian xem qua tiểu sử ông Vơ Văn Thưởng [1] ắt sẽ thấy “sự nghiệp” của cựu Ủy viên Bộ Chính trị, cựu Chủ tịch Nhà nước Cộng ḥa XHCN Việt Nam là một chuỗi những vị trí, chức vụ được sắp đặt để “tuần tự nhi tiến” đến đỉnh quyền lực.
Đầu tiên là cán bộ rồi là Phó ban, Trưởng ban, Ủy viên Ban Chấp hành (BCH), Ủy viên Ban Thường vụ (BTV), Phó Bí thư, Bí thư của Thành Đoàn TNCS TP.HCM, ngoài ra c̣n kiêm thêm vai tṛ Phó Chủ tịch, Chủ tịch Hội Sinh viên TP.HCM, Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) TP.HCM, Ủy viên BCH và Ủy viên BTV Trung ương Đoàn TNCS, Ủy viên BCH Đảng bộ TP.HCM, Bí thư Quận ủy 12 TP.HCM,... Chỉ sau 13 năm (1993 – 2006), ông Thưởng đă có thể đặt cả hai chân vào thượng tầng của hệ thống chính trị: Ủy viên dự khuyết của BCH TƯ đảng kiêm Bí thư Thường trực rồi Bí thư Thứ nhất BCH Trung ương Đoàn TNCS, Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc gia về Thanh niên Việt Nam. Đại biểu Quốc hội,... Kể từ đó bước lên những bậc cao hơn: Ủy viên chính thức của BCH TƯ đảng, Bí thư tỉnh Quảng Ngăi, Phó Bí thư Thường trực TP.HCM, rồi trở thành thành viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư và được chọn làm Chủ tịch Nhà nước!
Những người tham gia vào việc lựa chọn, sắp đặt “con ông, cháu cha” như ông Thưởng làm lănh đạo hệ thống chính trị, hệ thống công quyền từ trung ương đến địa phương và những cá nhân được ví von là “hồng phúc dân tộc” như ông Thưởng đă cùng nhau soạn thảo và ban hành Nghị quyết số 26-NQ/TW (tháng 5/2018) nhằm “tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ” [2]. Theo nghị quyết này “đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược” phải được xây dựng theo hướng “cán bộ lănh đạo chủ chốt cấp trên phải kinh qua vị trí chủ chốt cấp dưới” và Nghị quyết số 26-NQ/TW chính thức khởi động... “giai đoạn chuyển giao thế hệ từ lớp cán bộ sinh ra, lớn lên, được rèn luyện, trưởng thành trong chiến tranh, chủ yếu được đào tạo ở trong nước và tại các nước xă hội chủ nghĩa, sang lớp cán bộ sinh ra, lớn lên, trưởng thành trong hòa b́nh và được đào tạo từ nhiều nguồn, nhiều nước có thể chế chính trị khác nhau”!
Sở dĩ Nghị quyết số 26-NQ/TW xuất hiện và song hành với những tuyên bố đề cao “tôn trọng khác biệt”, những chính sách về “chiêu hiền, đăi sĩ”,... v́ đó là nền tảng nhằm bảo đảm “con ông, cháu cha” tiếp tục nắm giữ vai tṛ lănh đạo cao nhất của hệ thống chính trị, hệ thống công quyền ở Việt Nam và ông Thưởng chính là ví dụ cụ thể, rơ ràng nhất về tâm địa của giới lănh đạo thể chế chính trị tại Việt Nam. Hiền tài thuần túy nào “có bản lĩnh chính trị vững vàng, có kinh nghiệm công tác tại nhiều cơ quan, đơn vị, địa phương và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao” theo đúng tinh thần Nghị quyết số 26-NQ/TW như... ông Thưởng để cạnh tranh với ông Thưởng nhằm đảm nhận các trọng trách như ông Thưởng? “Dân chủ XHCN” tạo điều kiện cho những thứ như Nghị quyết số 26-NQ/TW ra đời và tiếp tục chi phối cả hiện tại lẫn tương lai của xứ sở, dân tộc, biến Việt Nam thành nơi... của “con ông, cháu cha”, do... “con ông, cháu cha” khiển dụng, v́... “con ông, cháu cha” theo hướng... “cho ngày nay, cho ngày mai, cho muôn đời sau”.
Tuy nhiên mọi thứ đều có mặt trái, Nghị quyết số 26-NQ/TW cũng thế...
***
Dựa vào nghị quyết vừa kể, những cá nhân lănh đạo hệ thống chính trị, hệ thống công quyền địa phương đă khai thác tận t́nh chủ trương “tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ” theo tiêu chí “cán bộ lănh đạo chủ chốt cấp trên phải kinh qua vị trí chủ chốt cấp dưới”.
Không có Nghị quyết số 26-NQ/TW sẽ không có chuyện chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc chọn, bổ nhiệm bà Trần Huyền Trang, ái nữ của bà Hoàng Thị Thúy Lan (Bí thư Vĩnh Phúc) làm Phó Giám đốc Sở Kế hoạch Đầu tư (KHĐT) của tỉnh. Sau khi du học ở Trung Quốc trở về, bà Trang được tuyển vào làm chuyên viên của Thành đoàn thành phố Vĩnh Yên (2013). Năm sau (2014) trở thành Phó Bí thư Thành đoàn Vĩnh Yên. Năm 2016 chuyển sang Sở KHĐT Vĩnh Phúc làm chuyên viên. Năm sau nữa (2017), bà Trang được Sở KHĐT Vĩnh Phúc cử đi Singapore tu nghiệp về quản lư tài chính. Về nước (2018) bà Trang được bổ nhiệm làm phó một pḥng tại Sở KHĐT Vĩnh Phúc, rồi được bổ nhiệm làm Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu, xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc, kế đó được chọn làm Phó Giám đốc Sở KHĐT Vĩnh Phúc lúc 31 tuổi [3]… Bởi “công tác cán bộ” được xây dựng dựa trên Nghị quyết số 26-NQ/TW, việc lựa chọn, bổ nhiệm bà Trang được khẳng định là “đúng quy tŕnh” [4], chuyện “thu hồi quyết định bổ nhiệm” chỉ nhằm “giải độc dư luận”, thân mẫu bà Trang hoàn toàn vô sự [5]!
Cho dù là tâm một trận băo dư luận, bà Trang chỉ “tạm lui”, Nghị quyết số 26-NQ/TW vẫn c̣n giá trị, thiên hạ phán đoán bà chỉ cần nhẫn nại “kinh qua vị trí chủ chốt cấp dưới” thêm một thời gian. Gần đây, thiên hạ mới dám dự đoán “sự nghiệp chính trị” của bà Trang có thể sẽ dang dở v́ thân mẫu của bà vừa... bị bắt do... “nhận hối lộ” [6]. Tuy nhiên đó chỉ là dự đoán! Dưới sự lănh đạo tài t́nh, sáng suốt của đảng CSVN, không thể dùng lư để đánh giá, nhận định về “công tác cán bộ”. Nhờ là “con ông, cháu cha” (ái nữ một Ủy viên BCH TƯ đảng đảm nhận vai tṛ Bộ trưởng Tài chính từ 1987 đến 1992), thân mẫu bà Trang thôi làm giáo viên trung học cơ sở để tham gia... công tác đoàn rồi chuyển sang... công tác đảng rồi thành quan đầu tỉnh. Bất kể hàng loạt scandal, trong đó có chuyện sắp đặt ái nữ lănh đạo Sở KHĐT Vĩnh Phúc, cuối năm ngoái, trong đợt lấy phiếu tín nhiệm, thân mẫu bà Trang là người dẫn đầu về tỷ lệ được HĐND tỉnh Vĩnh Phúc tặng phiếu... “tín nhiệm cao” (97,87%). Hai tháng sau thân mẫu bà bị tống giam [7].
Bà Trang chỉ là một trong hàng loạt “hồng phúc dân tộc” bỗng nhiên bạc phúc như thế...
(C̣n tiếp)
Trân Văn/ VOA