Sự việc một cặp đôi bị yêu cầu dọn ra khỏi chung cư v́ nuôi 19 con chó trong căn hộ khoảng 55 m2 ở TP Hồ Chí Minh đă trở thành đề tài "nóng" trên mạng xă hội những ngày qua. Trên thực tế, việc có nên cho nuôi chó trong chung cư vẫn là vấn đề gây nhiều tranh căi.Vừa qua, dư luận tại TP Hồ Chí Minh đă xôn xao về việc một cặp đôi đă nuôi 19 con chó trong căn hộ chung cư chỉ rộng 55 m2, gây ra tiếng ồn và mùi hôi khiến hàng xóm bức xúc. Đại diện Ban quản lư chung cư đă buộc cặp đôi phải dọn đi nơi khác. Sự việc được chia sẻ rộng răi trên mạng xă hội và nhận được nhiều ư kiến khác nhau.
Hiện nay, do chưa có luật cụ thể, nên ở từng chung cư lại có những quy định khác nhau về quản lư vật nuôi. Có chung cư cho phép nuôi chó trong căn hộ, nhưng không được thả ra hành lang và không gian chung của ṭa nhà, có chung cư lại quy định chủ vật nuôi khi qua sảnh ṭa nhà không được phép dắt chó, phải bế lên và phải đi thang riêng biệt... Bên cạnh đó, là những quy định riêng về việc xử phạt chủ vật nuôi để chó phóng uế ra không gian chung, vi phạm quy định của ṭa nhà.
Chị Nguyễn Thị Thanh Thúy (quận Cầu Giấy, Hà Nội) nêu quan điểm: "Việc nuôi chó, mèo đều xuất phát từ sở thích, t́nh yêu thương đối với động vật; nhưng không thể v́ sở thích của cá nhân mà làm ảnh hưởng đến cuộc sống của những người xung quanh. Không ít lần tôi dẵm phải phân chó khi đi bộ trong sân của chung cư, rất bức xúc, nhưng cũng chỉ có thể kiến nghị với Ban Quản lư ṭa nhà nhắc nhở chung, xong đâu lại vào đấy".
C̣n anh Kiều Văn Quư (quận Đống Đa, Hà Nội) cho biết: "Ở cùng ṭa chung cư với người nuôi chó là một chuyện, có ở cùng tầng hoặc ở cạnh căn hộ mới thấy bức xúc. Chó sủa bất kể giờ giấc, nhiều khi chủ nhà mở cửa là chó chạy vọt ra ngoài phóng uế, hoặc sủa lớn gây nguy hiểm cho trẻ em, nhất là bệnh dại nữa. Quy định xử phạt đă được các hộ dân và Ban Quản trị ṭa nhà thông qua, nhưng hầu như chưa ai bị xử phạt".Quay trở lại với câu chuyện của một cặp đôi và 19 con chó ở TP Hồ Chí Minh, người phụ nữ cho biết đă nuôi 19 con chó này trong 10 năm qua. Trước kia, cô cũng đă thuê một căn hộ chung cư khác để nuôi đàn chó của ḿnh. Sau khi sự việc xảy ra, người phụ nữ đă tự nhận thức được việc làm của ḿnh và thanh lư hợp đồng thuê chung cư để chuyển đi nơi khác.
Nuôi chó, mèo ở chung cư vốn là chủ đề gây tranh căi lâu nay nhưng hầu hết các ư kiến đều đồng t́nh rằng, chủ vật nuôi cần có trách nhiệm với thú cưng của ḿnh, tránh làm ảnh hưởng đến không gian chung và mọi người xung quanh.Chị Phạm Thị Hằng (quận Tây Hồ, Hà Nội) nuôi một con chó nhỏ tại căn hộ chung cư, nhưng chưa từng để cư dân hay hàng xóm phàn nàn về việc này. "Tôi chỉ để chó đi lại trong nhà, khi cần mở cửa ra vào th́ tôi lại nhốt vào trong chuồng sắt, không để chó chạy ra ngoài. Đồng thời, huấn luyện chó đi vào nhà vệ sinh chứ không thả rông ngoài công viên hay sân ṭa nhà. Lúc di chuyển từ căn hộ xuống sảnh th́ ḿnh đeo rọ mơm, rồi cho chó vào lồng xách tay không để ảnh hưởng đến ai", chị Hằng chia sẻ.
Có gần 20 năm kinh nghiệm khám chữa bệnh cho vật nuôi, bác sỹ thú y Nguyễn Văn Hoan cho rằng: Loài chó có bản năng sống bầy đàn, khi thấy con khác sủa hoặc môi trường có tiếng ồn, tiếng động th́ chó sẽ lao đến và sủa, nếu nhiều con chó cùng sủa th́ chắc chắn gây ảnh hưởng đến sinh hoạt của các hộ dân trong chung cư. Tuy nhiên, môi trường chung cư vẫn có thể nuôi chó được, mỗi gia đ́nh có thể nuôi 1 hoặc 2 con chó nếu đảm bảo được diện tích rộng và việc chăm sóc, tiêm pḥng, vệ sinh...
"Nếu nuôi quá nhiều chó trong môi trường chung cư sẽ gây ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường, không khí. Khi một con phóng uế bừa băi, các con khác có thể dẵm vào rồi nô đùa gây mất vệ sinh, tạo mầm mống phát sinh vi khuẩn gây các bệnh truyền nhiễm hoặc bệnh kư sinh trùng từ động vật sang người. Tuyến hôi của loài chó phát triển mạnh ngay cạnh hậu môn, tuyến hôi này là đặc thù của loài, nếu nuôi đông th́ mùi hôi rất khó chịu", bác sỹ thú y Nguyễn Văn Hoan cho biết.
|