Theo như trong nhiều thập kỷ, chiến lược quân sự của Iran tập trung vào việc răn đe, phát triển tên lửa tầm xa chính xác, máy bay không người lái và hệ thống pḥng không, sau khi bất ngờ phóng 300 quả đạn vào phía Israel vào rạng sáng 14/4, sau đó Iran đă cảnh báo rằng Tehran sẽ đáp trả khốc liệt hơn nếu Tel Aviv trả đũa.
The New York Times dẫn lời các nhà phân tích cho rằng, Iran là lực lượng hùng hậu trong khu vực và các đối thủ của Tehran, chủ yếu là Mỹ và Israel, đă tránh các cuộc tấn công quân sự trực tiếp vào nước này trong nhiều thập kỷ.
Phó giáo sư Afshon Ostovar tại Trường Sau Đại học Hải quân Mỹ kiêm chuyên gia về quân sự Iran cho biết: "Có lư do khiến Iran chưa bị tấn công. Không phải đối thủ sợ Iran mà là họ nhận ra rằng bất kỳ cuộc chiến nào nhằm vào Iran đều là một cuộc chiến rất nghiêm trọng".
Lực lượng vũ trang Iran lớn mạnh
Theo đánh giá thường niên vào năm 2023 của Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS), quân đội Iran nằm trong số những lực lượng vũ trang lớn nhất ở Trung Đông, với ít nhất 580.000 quân nhân tại ngũ và khoảng 200.000 quân nhân dự bị đă qua đào tạo, được chia thành lực lượng quân đội truyền thống và Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo (IRGC) - chịu trách nhiệm về an ninh biên giới.
Iran có lực lượng vũ trang hùng hậu ở Trung Đông. Ảnh: Reuters
Quân đội Iran và IRGC đều có các lực lượng mặt đất, không quân và hải quân riêng biệt. Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang sẽ điều phối các quân chủng và đề ra chiến lược tổng thể.
IRGC c̣n sở hữu Lực lượng Quds, một đơn vị tinh nhuệ chịu trách nhiệm trang bị vũ khí, huấn luyện và hỗ trợ mạng lưới vũ trang ủy quyền trên khắp Trung Đông được gọi là "trục kháng chiến". Các lực lượng vũ trang này bao gồm Hezbollah ở Lebanon, Houthi ở Yemen, các nhóm vũ trang ở Syria - Iraq, Hamas và Thánh chiến Hồi giáo ở Gaza.
Mặc dù lực lượng ủy quyền không được tính là một phần của lực lượng vũ trang Iran nhưng được cung cấp số lượng lớn máy bay không người lái, tên lửa đạn đạo và tên lửa hành tŕnh và sẵn sàng trợ giúp Tehran.
Kho vũ khí hùng hậu đáng gờm
Trong nhiều thập kỷ, chiến lược quân sự của Iran tập trung vào việc răn đe, phát triển tên lửa tầm xa chính xác, máy bay không người lái và hệ thống pḥng không.
Iran cũng đă xây dựng một đội tàu cao tốc lớn và một số tàu ngầm nhỏ có khả năng làm gián đoạn giao thông vận tải ở Vịnh Ba Tư và Eo biển Hormuz.
Theo chuyên gia Ostovar, Iran sở hữu một trong những kho vũ khí tên lửa đạn đạo và máy bay không người lái lớn nhất ở Trung Đông.
Bao gồm tên lửa hành tŕnh và tên lửa chống hạm, cũng như tên lửa đạn đạo có tầm bắn lên tới 2.000 km. Chúng có khả năng vươn tới bất kỳ mục tiêu nào ở Trung Đông, bao gồm cả Israel.
Trong những năm gần đây, Tehran đă tập hợp một lượng lớn máy bay không người lái với tầm hoạt động khoảng 2.000 - 2.500km và có khả năng bay thấp để tránh radar.
Các chuyên gia cho biết, các căn cứ và kho chứa vũ khí của nước này nằm rải rác, chôn sâu dưới ḷng đất và được tăng cường pḥng thủ pḥng không, khiến chúng khó bị tiêu diệt bằng các cuộc không kích.
Iran lấy vũ khí ở đâu?
Các lệnh trừng phạt quốc tế đă khiến Iran không được tiếp cận với vũ khí công nghệ cao và thiết bị quân sự được sản xuất ở nước ngoài, như xe tăng và máy bay chiến đấu.
Trong cuộc chiến kéo dài 8 năm với Iraq vào những năm 1980, rất ít quốc gia sẵn sàng bán vũ khí cho Iran. Khi Ayatollah Khamenei trở thành lănh đạo tối cao của Iran vào năm 1989, một năm sau khi chiến tranh kết thúc, ông đă giao cho IRGC phát triển ngành công nghiệp vũ khí nội địa.
Các chuyên gia cho biết ngày nay, Iran sản xuất một lượng lớn tên lửa, máy bay không người lái, đặc biệt nỗ lực sản xuất xe bọc thép và tàu hải quân lớn đă đạt được nhiều kết quả khác nhau.
Nước này được cho là nhập khẩu các tàu ngầm nhỏ từ Triều Tiên, đồng thời mở rộng và hiện đại hóa sản xuất trong nước .
Tổng thống Iran Hassan Rouhani ngồi trong buồng lái của máy bay chiến đấu Kowsar. Ảnh: AP
Điểm yếu của Iran là ǵ?
Theo giới chuyên gia, quân đội Iran được đánh giá là một trong những quân đội mạnh nhất khu vực về trang bị, sự gắn kết, kinh nghiệm và chất lượng nhân sự nhưng lại thua xa sức mạnh và sự tinh nhuệ so với lực lượng vũ trang Mỹ, Israel và một số nước châu Âu.
Điểm yếu lớn nhất của Iran là lực lượng không quân. Phần lớn máy bay Iran có niên đại từ thời Shah Mohammed Reza Pahlavi, nhà lănh đạo Iran từ năm 1941 đến năm 1979, và nhiều chiếc đă không thể hoạt động v́ thiếu phụ tùng thay thế.
Các chuyên gia cho biết nước này cũng đă mua một đội tàu bay nhỏ từ Nga vào những năm 1990.
Xe tăng, xe bọc thép của Iran đă cũ và nước này chỉ có một số ít tàu hải quân lớn.
Ngoài ra, việc tổn thất một số tướng lĩnh cấp cao trong các vụ ám sát, tấn công vừa qua được cho là sẽ tác động ngắn hạn đến các hoạt động trong khu vực của Iran nhưng các chuyên gia cho biết, đội ngũ chỉ huy của Iran vẫn c̣n nguyên vẹn.