Tổng thống Marcos nói sẽ không bàn giao người tiền nhiệm Rodrigo Duterte cho Ṭa án H́nh sự Quốc tế liên quan điều tra về cuộc chiến chống ma túy.
"Chúng tôi không chấp nhận lệnh bắt mà họ sẽ gửi cho chúng tôi", Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos b́nh luận vào ngày 15/4, khi được truyền thông đặt câu hỏi liệu ông có chấp nhận bàn giao người tiền nhiệm Rodrigo Duterte cho Ṭa án H́nh sự Quốc tế (ICC) nếu cơ quan này phát lệnh bắt.
Phát biểu tại diễn đàn của Hiệp hội Nhà báo Nước ngoài tại Philippines (FCAP), ông Marcos lư giải rằng luật pháp quốc tế cho phép Manila "giữ lập trường không công nhận thẩm quyền của ICC".
Ông Marcos trong thời gian qua đă nhiều lần từ chối hỗ trợ ICC điều tra về người tiền nhiệm liên quan các cáo buộc vi phạm nhân quyền trong cuộc chiến chống ma túy.
Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. (trái) và cựu tổng thống Rodrigo Duterte tại Manila hồi tháng 6/2022. Ảnh: Reuters
Sau khi lên nắm quyền tháng 5/2016, ông Rodrigo Duterte phát động cuộc chiến chống ma túy, cho phép cảnh sát bắn chết tại chỗ các nghi phạm mà không cần qua xét xử.
Cảnh sát quốc gia Philippines cho biết hơn 6.000 người đă bị bắn chết trong chiến dịch, song các giám sát viên độc lập Liên Hợp Quốc tin rằng con số thực tế có thể lên tới hơn 27.000 người.
Philippines rút khỏi ICC tháng 3/2019. ICC tháng 9/2021 quyết định mở cuộc điều tra nghi ngờ có tội ác chống lại nhân loại dưới thời ông Duterte. Tháng 11 cùng năm, ICC đ́nh chỉ điều tra theo đề nghị từ Philippines, khi Manila thông báo họ đang thực hiện cuộc điều tra riêng.
Tháng 1/2023, ICC nói họ "không hài ḷng với nỗ lực của Philippines" và các công tố viên kêu gọi ṭa nối lại điều tra. Manila kháng cáo quyết định nhưng bị ICC bác bỏ vào tháng 3.
Ông Marcos sau đó tuyên bố Philippines cắt liên lạc với ṭa. Đến tháng 7/2023, các thẩm phán tại ICC cho phép nối lại điều tra với Philippines, phán quyết được các tổ chức nhân quyền ca ngợi là "bước đi tiến đến công lư".
ICC, trụ sở The Hague, Hà Lan, có thể can thiệp khi một quốc gia không thể hoặc không muốn tiến hành điều tra và xét xử những người phạm tội nghiêm trọng như tội ác chống lại loài người, diệt chủng, các tội ác chiến tranh. Theo quy định, dù đă rút khỏi ICC, ṭa vẫn có thẩm quyền điều tra với các vụ phạm tội ở Philippines từ năm 2016 đến năm 2019, thời điểm Manila vẫn là thành viên.
Dù vậy, Tổng thống Marcos cho rằng ICC chỉ có thẩm quyền điều tra các vấn đề "ở những nước không có nền tư pháp hay không c̣n lực lượng cảnh sát", trong khi nền tư pháp của Philippines vẫn hoạt động b́nh thường.