Gói viện trợ của Mỹ dành cho Ukraine và các đồng minh khác mà Tổng thống Biden kư hôm 24/4 cũng cho phép các nhà chức trách Mỹ tịch thu tài sản nhà nước của Nga ở Mỹ.
Theo hăng tin AP, điều đó có thể có nghĩa là sẽ có thêm 5 tỷ USD hỗ trợ cho Ukraine, đến từ tài sản của Ngân hàng Trung ương Nga vốn đă bị phong tỏa ở Mỹ. Việc tịch thu sẽ được thực hiện theo các điều khoản của Đạo luật Tái thiết thịnh vượng kinh tế và cơ hội cho người Ukraine (REPO), đă được đưa vào dự luật viện trợ.
Nhưng khó có khả năng Mỹ sẽ tịch thu tài sản của Nga nếu không có sự đồng ư của các thành viên khác trong Nhóm G7 và Liên minh Châu Âu (EU).
Tổng thống Mỹ Joe Biden chính thức kư thành luật gói viện trợ cho Ukraine trị giá 61 tỉ USD để hỗ trợ nước này trong cuộc chiến với Nga, sau khi dự luật được Quốc hội Mỹ thông qua. Ảnh: UPI
Sự khác biệt giữa phong tỏa và tịch thu
Theo AP, Mỹ và các đồng minh đă ngay lập tức phong tỏa 300 tỷ USD tài sản nước ngoài của Nga khi Moscow phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine. Số tiền đó vẫn chưa được động đến - phần lớn là ở các quốc gia EU - khi chiến sự tiếp diễn. Nhưng khoảng 5 tỷ USD trong số đó nằm ở Mỹ.
Các tài sản này sẽ bị phong tỏa và Moscow không thể tiếp cận được - nhưng chúng vẫn thuộc về Nga. Trong khi các chính phủ nói chung có thể phong tỏa tài sản mà không gặp khó khăn ǵ, th́ việc tịch thu tài sản đó và có thể sử dụng v́ lợi ích của Ukraine đ̣i hỏi phải có thêm một lớp thủ tục tư pháp, bao gồm cơ sở pháp lư và xét xử tại ṭa án.
Trong hơn một năm, các quan chức từ nhiều quốc gia đă tranh luận về tính hợp pháp của việc tịch thu số tiền và gửi tới Ukraine.
Việc này có thể diễn ra như thế nào?
Luật mới của Mỹ yêu cầu Tổng thống và Bộ Tài chính bắt đầu xác định tài sản của Nga ở Mỹ trong ṿng 90 ngày và báo cáo lại Quốc hội trong ṿng 180 ngày. Một tháng sau thời hạn đó, Tổng thống sẽ được phép "tịch thu, chuyển nhượng hoặc bàn giao" bất kỳ tài sản thuộc chủ quyền của nhà nước Nga, trong phạm vi quyền tài phán của Mỹ.
Tuy nhiên, Mỹ muốn tiếp tục tham vấn với các đồng minh toàn cầu và cùng nhau hành động, điều này có thể sẽ làm chậm quá tŕnh này.
Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan cho biết hôm 24/4 rằng, vấn đề này sẽ là một chủ đề quan trọng khi lănh đạo các nước G7 gặp nhau ở Ư vào tháng 6, đồng thời nói thêm rằng "lư tưởng là tất cả chúng ta cùng hành động".
Mỹ có thể làm ǵ với số tiền?
Theo Đạo luật REPO, Tổng thống Biden được quyền quyết định số tiền có thể được sử dụng như thế nào v́ lợi ích của Ukraine - nhưng ông phải tham khảo ư kiến của các thành viên G7 khác trước khi hành động.
Đạo luật này nêu rơ rằng "bất kỳ nỗ lực nào của Mỹ nhằm tịch thu và tái sử dụng các tài sản thuộc chủ quyền của Nga" phải được thực hiện cùng với các đồng minh quốc tế, bao gồm G7, 27 thành viên EU và các quốc gia khác như một phần của nỗ lực phối hợp.
Các nhà hoạch định chính sách Mỹ, bao gồm cả Janet Yellen - Bộ trưởng Tài chính, cho biết Mỹ sẽ không thể hành động nếu không có sự hỗ trợ của các đồng minh G7.
Sau khi dự luật được thông qua, bà Yellen nói rằng: "Quốc hội [Mỹ] đă thực hiện một bước quan trọng trong nỗ lực đó với việc thông qua Đạo luật REPO và tôi sẽ tiếp tục thảo luận chuyên sâu với các đối tác G7 của chúng tôi trong những tuần tới về con đường chung phía trước."
Nga dọa hạ cấp quan hệ với Mỹ
Hăng thông tấn RIA Novosti (Nga) dẫn lời Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov hôm 25/4 cho biết, nước này đang xem xét hạ cấp quan hệ ngoại giao với Mỹ nếu các chính phủ phương Tây tiến hành các đề xuất tịch thu tài sản bị phong tỏa của Nga.
Ông Ryabkov nói: "Tất nhiên, hạ thấp mức độ quan hệ ngoại giao là một trong những lựa chọn. Nhiều đại diện cấp cao trong chính phủ của chúng tôi đă lên tiếng về các vấn đề trong việc phản hồi về mặt tài chính, kinh tế và vật chất của chúng tôi đối với bước đi [tịch thu] này, điều mà trước đây chúng tôi đă cảnh báo các đối thủ là không nên thực hiện."
“Chúng tôi hiện đang nghiên cứu h́nh thức phản ứng tối ưu, trong đó các biện pháp đối phó bao gồm các hành động chống lại tài sản của các đối thủ phương Tây của chúng tôi cũng như các biện pháp đáp trả ngoại giao”, ông Ryabkov nói thêm.
Ông Ryabkov không nêu rơ việc hạ cấp quan hệ ngoại giao có thể dẫn tới điều ǵ.
Theo RIA Novosti, hai bên chưa có động thái chính thức về hạ cấp quan hệ kể từ khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine vào tháng 2/2022. Điện Kremlin gần đây mô tả t́nh trạng quan hệ song phương hiện tại ở "dưới mức 0".
Châu Âu cũng sẽ tịch thu tài sản của Nga?
Theo các quan chức EU, khối này đă bắt đầu có được những khoản lợi nhuận bất ngờ từ tài sản bị phong tỏa của Ngân hàng Trung ương Nga. Ước tính tiền lăi từ tài sản bị đóng băng có thể mang lại khoảng 3 tỷ euro/năm.
"Người Nga sẽ không vui lắm. Số tiền 3 tỷ euro/năm không phải là quá khủng khiếp nhưng cũng không phải là không đáng kể", Đại diện cấp cao về chính sách đối ngoại và an ninh của EU Josep Borrell nói với các phóng viên hồi tháng 3.
Tuy nhiên, một số nhà lănh đạo châu Âu vẫn bày tỏ sự do dự về việc tiến tới kế hoạch chính thức chiếm giữ tài sản của Nga ở châu Âu.
Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) Christine Lagarde cho biết tại một sự kiện của Hội đồng Quan hệ Đối ngoại châu Âu (ECFR) hồi đầu tháng này rằng, việc tịch thu tài sản của Nga "là điều cần được xem xét rất cẩn thận" và có thể "bắt đầu phá vỡ trật tự pháp lư quốc tế".
VietBF@ Sưu tập