Từ Kỳ Diệu, Thị trưởng Diêm Thành kiêm giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Giang Tô, bị phát hiện nuôi tổng cộng 146 nhân t́nh qua cuốn sổ tay ghi chép chi tiết chuyện t́nh ái.
Ông Từ Kỳ Diệu sinh năm 1943 ở huyện Tân Hải, thành phố Diêm Thành, tỉnh Giang Tô. Sau khi tốt nghiệp đại học năm 26 tuổi, ông Diệu được phân công làm cán bộ tại nhà máy cán bông kéo sợi Diêm Thành. Trong sáu năm tiếp theo, ông liên tục thăng tiến, lần lượt đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng trong bộ máy cán bộ thành phố.
Tháng 9/1983, ông Diệu trở thành phó chủ tịch huyện Tân Hải, sau đó là bí thư huyện ủy Tân Hải. Ông có nhiều đóng góp khi giữ chức bí thư huyện ủy, được gọi là "thời hoàng kim" trong phát triển kinh tế của huyện Tân Hải. Nhờ vậy, ông Diệu được bầu làm thị trưởng Diêm Thành.
Năm 1991, Diêm Thành xảy ra lũ lụt lớn. Là thị trưởng, ông Diệu sẵn sàng xông pha ở tuyến đầu chống lũ lụt và tham gia cứu hộ cứu nạn suốt một tháng. Tinh thần "cúc cung tận tụy" của ông Diệu giành được sự yêu mến, tin tưởng của người dân Diêm Thành.
Với h́nh tượng tốt đẹp và thành tích xuất sắc, ông Diệu thăng tiến nhanh chóng trên quan trường, từ chủ nhiệm ủy ban xây dựng tỉnh Giang Tô trở thành Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Giang Tô, Tỉnh ủy viên và đại biểu hội đồng nhân dân tỉnh Giang Tô vào năm 2000.
Từ Kỳ Diệu ra ṭa năm 2001. Ảnh: Toutiao
Khi sự nghiệp ngày càng thăng hoa, quyền lực trong tay ngày càng lớn, ông Diệu bắt đầu lợi dụng chức vụ, cấu kết với doanh nhân để trục lợi bằng cách nhận tiền để giúp họ nhận thầu công tŕnh, dự án, hoặc mua quan bán chức.
Theo báo cáo điều tra, khoản tiền lớn nhất ông Diệu nhận được là 1,2 triệu nhân dân tệ vào năm 1998, khi đang là chủ nhiệm ủy ban xây dựng tỉnh Giang Tô.
Năm đó, cựu chủ nhiệm công tŕnh của công ty Hồng Cơ Diêm Thành đến gặp ông Diệu bày tỏ muốn xây dựng một ṭa nhà ở Nam Kinh (Giang Tô) để kiếm lời từ chênh lệch giá. Ông Diệu lợi dụng quyền lực trong tay và các mối quan hệ trong giới quan chức để tạo thuận lợi cho đối phương đạt được mục đích. Sau khi hoàn thành, hai người chia đôi lợi nhuận, ông Diệu kiếm được 1,2 triệu nhân dân tệ.
Vợ chồng em họ Lư Văn Tả của ông Diệu vốn mở tiệm cắt tóc nhưng sau khi móc nối quan hệ, họ cũng bắt đầu nhận thầu công tŕnh, kiếm chác không ít. Theo lời dặn ḍ "đừng quên là nhờ ông anh này quan tâm th́ hai người mới có ngày hôm nay", vợ chồng Lư nhiều lần lấy cớ thăm hỏi họ hàng để tặng tổng cộng 470.000 nhân dân tệ cho ông Diệu.
Trần Thọ Khang, bạn cũ từng giúp ông Diệu 300.000 nhân dân tệ để lo lót quan hệ thời kỳ đầu, được ông ta trả ân t́nh, kiếm lời 3-4 triệu nhân dân tệ chỉ nhờ một công tŕnh khí hóa lỏng. Khi hay tin, ông Diệu nổi ḷng tham, muốn được chia phần. Ông ta gợi ư "con trai sắp cưới cần mua nhà tân hôn" trước mặt bạn, không lâu sau ông Trần đến tặng 500.000 nhân dân tệ, toàn bộ tiền đều vào túi ông Diệu.
Trước đó, năm 1993, cựu giám đốc nhà máy khí dầu mỏ hóa lỏng Diêm Thành, Đinh Ngọc Minh, từng nhờ ông Diệu ra mặt mời các lănh đạo ban ngành nhà nước ăn cơm, sau đó được phê duyệt dự án 70.000 tấn dầu mỏ. Ông Diệu lấy cớ "con trai sắp xuất ngoại" để đ̣i trả công 10.000 USD.
Bên cạnh ḷng tham tiền bạc, ông Diệu c̣n dựa vào quyền lực và tài lực để xây dựng "hậu cung" hơn 100 nhân t́nh. Ông ta biết nguồn gốc tài sản của ḿnh không chính đáng nên không bo bo giữ của mà hào phóng ban phát cho các nhân t́nh, khiến tất cả đều một ḷng một dạ "phục vụ", chung sống ḥa b́nh.
Hành vi phi pháp của ông Diệu được cảnh sát Giang Tô t́nh cờ phát hiện khi phá một vụ án lừa đảo, năm 2000. Nhằm lấy công chuộc tội, một nghi phạm họ Tiền chủ động thú nhận việc đóng giả làm thư kư của ông Diệu để phạm tội.
Theo lời khai, trong một lần được "đại ca" đưa đến bữa tiệc hợp tác giữa quan chức và doanh nhân, Tiền nh́n thấy ông Diệu, "quan tốt" nổi tiếng trong ḷng người dân địa phương, nhận hối lộ từ nhiều nhân vật máu mặt của thương trường và thế giới ngầm. Tiền bèn nghĩ ra cách "cáo mượn oai hùm", đóng giả thư kư của ông Diệu để lừa đảo, vơ vét của cải.
Anh ta dùng tiền hối lộ và cung cấp gái mại dâm cho ông Diệu để tạo quan hệ. "Từ Kỳ Diệu có đặc điểm là vừa thích tiền vừa thích đàn bà. Đưa cả hai th́ ông ta mới vui vẻ, mới dễ bàn việc", Tiền nói.
Sau khi ghi lại lời thú tội của Tiền, cảnh sát nhận thấy mức độ nghiêm trọng của sự việc, nhưng nếu không có bằng chứng thuyết phục hơn th́ rất khó lập hồ sơ điều tra chỉ dựa trên lời nói một chiều của kẻ lừa đảo. V́ vậy phía cảnh sát lập tức báo cáo cho Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật để xác minh, điều tra hành vi tham nhũng của ông Diệu.
Ngày 8/9/2000, ông Diệu bị bắt với cáo buộc tham ô, nhận hối lộ.
Cơ quan chức năng t́m thấy trong túi xách của ông ta một cuốn sổ tay, trong đó ghi tên của 146 t́nh nhân và chi tiết về những trải nghiệm t́nh dục với họ. Theo báo chí đưa tin, nội dung trong cuốn sổ có nhiều điểm gây sốc, bao gồm chuyện ông Diệu dụ dỗ một cặp mẹ con thành người t́nh của ḿnh.
Trong "thư sám hối" viết sau khi "ngă ngựa", ông Diệu chia sẻ từng quyết tâm phải làm quan tốt, tạo phúc cho nhân dân, báo đáp Tổ quốc nhưng không vượt qua được cám dỗ. Khi chính phủ phát động cuộc chiến chống tham nhũng, ông Diệu ngày ngày sống trong lo sợ: "Tôi muốn che giấu tội lỗi, muốn trả lại tiền để khi bị điều tra th́ tội cũng nhẹ hơn. Khi đó tôi thực sự muốn quay đầu, nhưng thực tế không thể quay đầu được nữa...".
Ông Diệu kể vào năm 1995, khi nhận được tin Đinh Ngọc Minh sắp "rớt đài", ông ta vội nhờ người trả lại 10.000 USD đ̣i từ đối phương hai năm trước.
Năm 1999, Kỳ Sùng Nhạc, Chủ nhiệm Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân tỉnh Giang Tô, và Chu Quốc Hoa, Thống đốc Ngân hàng Nhân dân, lần lượt bị điều tra. Sợ hành vi phạm tội của bản thân cũng bị tra ra, ông Diệu bắt đầu t́m cách trả lại tiền phi pháp.
Theo ṭa án, từ năm 1992 đến tháng 7/2000, ông Diệu lợi dụng chức vụ để nhận hoặc đ̣i 46 khoản tiền từ 16 cá nhân và đơn vị, tổng số tiền vi phạm là 3.915.500 nhân dân tệ và 15.000 USD.
Tháng 10/2001, ông Diệu bị kết án tử h́nh, hoăn thi hành án hai năm nhờ chủ động nhận tội và nộp lại tiền nhận hối lộ.
VietBF@sưu tập