Theo như phiên bản tên lửa ATACMS được Mỹ gửi gần đây có thể bay được tới 300km, đặt các mục tiêu có giá trị cao hơn vào tầm ngắm của Ukraine có thể khiến bán đảo Crimea trở nên không c̣n giá trị về mặt quân sự từ tên lửa tầm xa ATACMS mà Mỹ cấp cho Ukraine .
Tên lửa tầm xa ATACMS được phóng ra từ pháo phản lực phóng loạt M270 của Mỹ (Ảnh: Wikipedia).
Tuần trước, New York Times cho biết Mỹ đă âm thầm chuyển cho Ukraine 100 tên lửa ATACMS tầm xa và Kiev đă đưa các tên lửa này vào sử dụng.
Mỹ trước đó từng gửi ATACMS với tầm bắn ngắn hơn vào mùa thu năm ngoái. Tuy nhiên, phiên bản tên lửa được gửi gần đây có thể bay được tới 300km, đặt các mục tiêu có giá trị cao hơn vào tầm ngắm của Ukraine.
Các mục tiêu này bao gồm Crimea, bán đảo mà Nga sáp nhập năm 2014 và có ư nghĩa quan trọng về mặt quân sự tại chiến trường Ukraine.
Philip Karber, một nhà phân tích quân sự có chuyên môn về Ukraine, cho rằng "việc chuyển giao ATACMS là một bước đột phá lớn". Ông cho biết loại vũ khí này "về cơ bản có thể khiến Crimea trở nên mất đi giá trị về mặt quân sự".
Crimea đă được củng cố mạnh mẽ trong 10 năm qua và bán đảo này có vai tṛ quan trọng trong chiến lược của quân đội Nga. Đây là nơi có cảng Sevastopol tiên tiến, trụ sở của Hạm đội Biển Đen của Nga.
Nó cũng đóng vai tṛ là trung tâm hậu cần và tuyến đường cung cấp quân sự quan trọng đến miền nam Ukraine, đồng thời là nơi Nga phóng hàng loạt tên lửa và máy bay không người lái tấn công các mục tiêu của Kiev.
Ukraine trong thời gian qua đă thực hiện nhiều vụ tấn công vào Crimea và họ tuyên bố đă làm suy yếu Hạm đội Biển Đen của Nga. Họ cũng tấn công vào cảng Sevastopol và cầu Kerch nối đất liền Nga với khu vực bán đảo.
Các cuộc tấn công này đă sử dụng vũ khí như xuồng không người lái, UAV, tên lửa hành tŕnh Storm Shadow/SCALP do Anh và Pháp cung cấp.
Tuy nhiên, ATACMS có một ưu thế lớn so với Storm Shadows là nó di chuyển nhanh hơn nhiều.
Với trọng lượng hơn 1,6 tấn, dài 4m và đường kính 610mm, ATACMS có thể bay ở tốc độ lên tới 1km/s ở trần bay khoảng 50km. Sử dụng thiết bị dẫn đường sử dụng hệ thống định vị vệ tinh GPS, tên lửa này có sai số rất nhỏ dù có thể tấn công mục tiêu ở xa tới 300km.
Vào giữa tháng 4, Ukraine tuyên bố đă tấn công căn cứ quân sự Dzhankoi, ở phía bắc Crimea, bao gồm cả bệ phóng pḥng không S-400, mà không nêu chi tiết về loại vũ khí được sử dụng. Một quan chức cấp cao của Mỹ sau đó nói với Times rằng ATACMS đă được triển khai.
Tháng trước, khi Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky chỉ ra ATACMS là vũ khí chính để nhắm mục tiêu vào các sân bay của Nga ở Crimea.
"Khi Nga biết chúng tôi có thể phá hủy những máy bay phản lực này, họ sẽ không tấn công từ Crimea nữa", ông Zelensky nói với Washington Post.
"Nó giống như hạm đội trên biển. Chúng tôi đă đẩy họ ra khỏi lănh hải của ḿnh. Bây giờ chúng tôi sẽ đẩy họ ra khỏi các sân bay ở Crimea", ông tuyên bố.
Được phát triển bởi tập đoàn công nghiệp quốc pḥng Lockheed Martin từ năm 1986, tính đến nay, khoảng 3.700 tên lửa ATACMS đă được sản xuất và đưa vào phục vụ trong biên chế của quân đội Mỹ cùng một số quốc gia đồng minh.