Lần đầu tiên trong cuộc họp mở, một quan chức cấp cao của Lầu Năm Góc xác nhận Mỹ tin Nga đang chuẩn bị đưa vũ khí hạt nhân lên không gian.
Nhiều quốc gia đang quyết liệt chạy đua trong không gian vũ trụ. (Ảnh: Shutterstock)
Trong phiên điều trần ngày 1/5 tại Ủy ban Quân vụ Hạ viện Mỹ, Trợ lư Bộ trưởng Quốc pḥng về chính sách không gian John Plumb nói rằng Trung Quốc và Nga đang “quân sự hóa” không gian vũ trụ.
Theo quan chức này, Nga đang “phát triển năng lực chống vệ tinh đáng lo ngại liên quan đến vệ tinh mới có thể mang thiết bị hạt nhân”.
Ông cho biết, Washington lo ngại “không thể thuyết phục họ dừng đưa vũ khí hạt nhân vào không gian”.
Quan chức này nhấn mạnh vũ khí như vậy sẽ đe dọa các vệ tinh một cách không phân biệt, bao gồm vệ tinh thông tin liên lạc, nghiên cứu khoa học, quan trắc khí tượng, nông nghiệp, thương mại và an ninh quốc gia.
Khi được hỏi liệu điều đó có xảy ra sớm hay không, ông Plumb nói rằng việc đó “nhăn tiền theo cách mà chúng ta phải lo lắng từ bây giờ”.
Phát biểu được đưa ra sau khi Nga bác một dự thảo nghị quyết do Mỹ soạn thảo và tŕnh lên Liên Hợp Quốc để kêu gọi các quốc gia ngăn chặn chạy đua vũ trang trong vũ trụ. Trung Quốc bỏ phiếu trắng.
Dự thảo nghị quyết của Mỹ thúc giục tất cả các quốc gia tái khẳng định cam kết tuân thủ Hiệp ước Không gian vũ trụ năm 1967 và đóng góp tích cực cho mục đích ḥa b́nh và ngăn chặn chạy đua vũ trang ngoài không gian.
Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc Vassily Nebenzia cáo buộc Washington đang t́m cách làm mất uy tín của Mátxcơva, đồng thời cho biết Nga sẽ sớm khởi động cuộc thảo luận giữa các thành viên Hội đồng Bảo an về dự thảo nghị quyết do Nga soạn thảo để thúc đẩy việc sử dụng không gian vũ trụ một cách ḥa b́nh.
Ông Plumb nói rằng t́nh h́nh hiện nay đă khác những năm 1960 – khi Liên Xô và Mỹ tiến hành vụ thử hạt nhân ở độ cao lớn, v́ khi đó việc thử nghiệm chủ yếu để “học hỏi”. Quan chức này cho biết, các cuộc thử nghiệm đă phá hỏng tất cả các vệ tinh và khiến những quỹ đạo đó không thể sử dụng được “trong một thời gian”.
Quan chức này c̣n bày tỏ lo ngại việc Trung Quốc phát triển các vệ tinh robot có thể phục vụ cả mục đích dân sự và quân sự, như chộp nắm vệ tinh của đối thủ.