Nga không giao chiến trực tiếp với NATO nhưng âm thầm tiêu diệt liên minh từ bên trong? Các nhà phân tích b́nh luận trên Business Insider, kỷ nguyên ḥa b́nh và thịnh vượng tương đối mà phương Tây có được kể từ khi kết thúc Thế chiến thứ 2 có thể sắp kết thúc.
Các lănh đạo phương Tây và NATO đă nhiều lần cảnh báo rằng, cuộc chiến ở Ukraine có thể là khúc dạo đầu cho một cuộc xung đột lớn hơn nhiều. Đó là cuộc xung đột giữa Nga và NATO. Cuối năm ngoái, cơ quan an ninh quốc gia Ba Lan dự đoán, Nga có thể tấn công NATO trong ṿng ba năm tới.
Tuy nhiên, vào tháng 3, Tổng thống Nga Putin đă lên tiếng phủ nhận có kế hoạch tấn công bất cứ thành viên NATO nào, mô tả những tuyên bố như vậy là "hoàn toàn vô nghĩa".
Các nhà phân tích cũng nói với Business Insider rằng, Nga bị suy yếu do thiệt hại trong cuộc chiến Ukraine và không có khả năng tấn công liên minh. Nhưng Tổng thống Putin đang chơi một ván cờ lâu dài, và kết quả của cuộc chiến Ukraine cũng như nỗ lực lâu dài của Nga nhằm làm xói ṃn và hủy hoại NATO sẽ là những yếu tố then chốt quyết định liệu Nga có tấn công liên minh hay không.
Nga có âm mưu phá hoại NATO từ bên trong
Ông Putin có lợi thế quan trọng so với phương Tây, Philip Ingram, cựu sĩ quan t́nh báo quân đội Anh b́nh luận và giải thích thêm rằng, lợi thế này đến từ việc nhà lănh đạo Nga có thể hoạch định chiến lược của ḿnh trước hàng thập kỷ trong khi các nhà lănh đạo phương Tây có thể thay đổi theo chu kỳ bầu cử khoảng 4 năm/lần.
“Trong thời điểm này, ông ấy không muốn đối đầu trực tiếp với NATO. Nhưng ông ấy nghĩ theo cách khác và lên kế hoạch theo cách khác với chúng tôi làm ở phương Tây. Tham vọng của ông ấy sẽ không phải là tấn công NATO hay các nước thành viên NATO vào năm tới. Nhưng ông ấy sẽ đặt ra các điều kiện để có thể thực hiện được điều đó", ông Ingram nói.
Các nhà phân tích như Ingram tin rằng, Tổng thống Putin nhận ra rằng việc tấn công NATO bây giờ sẽ khiến Nga phải trả giá đắt và nặng nề. V́ thế, ông Putin sẽ t́m cách làm suy yếu NATO từ bên trong để tạo ra những điểm yếu giúp Nga có thể tấn công liên minh trong tương lai nếu muốn.
Để làm được điều này, ông Putin có thể sẽ tăng cường cái gọi là "chiến tranh hỗn hợp" của Nga chống lại các nước NATO, bao gồm việc truyền bá các thuyết âm mưu và thông tin sai lệch, thúc đẩy các đảng cực đoan ở một số quốc gia, gây ra các mối đe dọa khủng bố và phát động các cuộc tấn công mạng nhằm phá hoại nền tảng của xă hội phương Tây.
Ông Ruth Deyermond, một chuyên gia về quân sự Nga tại Viện nghiên cứu quân sự Nga tại ĐH King's College London cũng nhận định: “Mối đe dọa mà Nga gây ra cho NATO khó có thể là một cuộc tấn công trực diện mà có nhiều khả năng đến từ một loạt các mối đe dọa quân sự và phi quân sự khác. Đây là những ǵ thường được gọi là các mối đe dọa lai”.
Đồng t́nh, Bryden Spurling, nhà phân tích của RAND Corporation tuyên bố: “Tôi cho rằng chúng ta sẽ thấy Nga sử dụng tất cả các chiêu bài và khả năng sẵn có của họ để phá hoại sự thống nhất của phương Tây trong những năm tới”.
Một cuộc chiến bí mật đang diễn ra?
Một số người chỉ ra rằng Nga đă bắt đầu một cuộc chiến bí mật với NATO.
Chỉ vài ngày trước, một nhóm người ở Anh đă bị cáo buộc tiến hành các cuộc tấn công đốt phá một doanh nghiệp có liên quan đến Ukraine thay mặt cho t́nh báo Nga. Đây là một ví dụ về chiến thuật "chiến tranh lai" (Chiến tranh lai được mệnh danh là chiến tranh thế hệ 5 - là một chiến lược quân sự sử dụng chiến tranh chính trị bên cạnh chiến tranh thông thường, chiến tranh bất thường và chiến tranh mạng).
Trong những tháng gần đây, Nga cũng bị cáo buộc đứng đằng sau việc xáo trộn hệ thống định vị máy bay GPS ở Bắc Âu và vùng Baltic và một số nhà phân tích cảnh báo rằng, đây có thể là một phần của "chiến tranh lai".
Robert Dover, giáo sư an ninh quốc tế tại Đại học Hull ở Anh, cho rằng câu hỏi liệu Nga có tấn công NATO hay không đă là thừa. Ông nhấn mạnh: “Nga đă tham gia vào một cuộc chiến (bí mật) với NATO và các đồng minh của họ”.
Trước đó, Nga cũng từng cảnh báo rằng, phương Tây đă phát động cuộc "chiến tranh lai" chống lại chống lại Nga trong nhiều năm qua và hiện nó đă phát triển ở cấp độ "chưa từng có".
Theo Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov, mục tiêu của phương Tây là "phá hủy nền kinh tế của Nga, đẩy chúng tôi ra sân sau của chính trị thế giới. Gần đây họ đang công khai kêu gọi sử dụng các biện pháp trừng phạt để làm suy yếu sự ổn định ở Nga". Bộ Ngoại giao Nga cũng cảnh báo rằng cuộc chiến tranh lai đang diễn ra sẽ làm dấy lên nguy cơ xung đột hạt nhân mà không bên nào giành chiến thắng.
VietBF@ sưu tập
|