Bất chấp yêu cầu của Ukraine về việc tịch thu toàn bộ các tài sản của Nga bị phong tỏa ở các nước phương Tây, nhiều quan chức Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) đă ám chỉ rằng đề xuất này không c̣n được thảo luận, theo Financial Times.
Thay vào đó, các quốc gia G7 đang xem xét những cách khác để tận dụng tài sản của Nga. Hồi tháng 2, Bỉ đă đề xuất một kế hoạch mà trong đó khoảng 190 tỷ euro dự trữ của Ngân hàng Trung ương Nga do Euroclear nắm giữ có thể được sử dụng làm tài sản thế chấp cho khoản vay viện trợ Ukraine. Tuy nhiên, đề xuất này được coi là rủi ro và các nước châu Âu vẫn phản đối.
Theo tờ báo, Ả-rập Xê-út và Indonesia đang vận động hành lang phản đối việc sử dụng tài sản của Nga do lo ngại về nguồn dự trữ của chính họ được nắm giữ ở phương Tây. Một quan chức châu Âu cho biết: “Họ rất lo lắng”, nói thêm rằng mối quan tâm chính của họ là: “Tiền của họ có c̣n an toàn ở đó không?”
Nhóm các quốc gia ủng hộ tịch thu toàn bộ tài sản của Nga, do Mỹ dẫn đầu, tin rằng việc này sẽ là một động lực tài chính lớn và có thể góp phần vào chiến thắng của Kiev trong cuộc xung đột.
Nhưng những người phản đối cho rằng việc này có thể tạo ra tiền lệ nguy hiểm trong luật pháp quốc tế, đe dọa trật tự toàn cầu. Ngoài Ả-rập Xê-út và Indonesia, một số quốc gia khác như Nhật Bản, Pháp, Đức, Ư và thậm chí cả Liên minh châu Âu (EU) cũng đang tỏ ra hết sức thận trọng, dẫn đến bế tắc.
Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu Christine Lagarde cảnh báo rằng “việc chuyển từ phong tỏa tài sản sang tịch thu và xử lư chúng có thể phá vỡ trật tự quốc tế mà chúng ta muốn bảo vệ, muốn Nga tôn trọng”.
EU cũng lo ngại về sự an toàn của các tài sản châu Âu đang nằm ở Nga, v́ Mátxcơva đă cam kết sẽ trả đũa nếu G7 có động thái tịch thu dự trữ ngoại hối của Nga.
Phát biểu tại Sao Paulo hồi tháng 2, Bộ trưởng Tài chính Giancarlo Giorgetti của Ư - quốc gia giữ chức chủ tịch G7 năm nay, nói rằng sẽ “khó khăn và phức tạp” để t́m ra cơ sở pháp lư cho việc tịch thu tài sản nhà nước của Nga. Người đồng cấp Pháp của ông, Bruno Le Maire, thậm chí c̣n thẳng thắn hơn khi cho rằng đơn giản là không tồn tại nền tảng pháp lư nào cho việc này.
Chuyên gia Philippa Webb - tác giả một nghiên cứu của Nghị viện châu Âu về tính hợp pháp của việc tịch thu tài sản của Nga, cho biết: “Rủi ro là nếu chúng ta bắt đầu phớt lờ những nguyên tắc quốc tế, các quốc gia khác cũng có thể làm như vậy với chúng ta, và chúng ta sẽ đặt ra một tiền lệ có thể gây ra những tác động không mong muốn về sau".
Gói viện trợ nước ngoài được Quốc hội Mỹ thông qua vào tuần trước đă trao cho chính quyền Tổng thống Joe Biden quyền tịch thu tài sản của Nga do Mỹ nắm giữ.
Tuy nhiên, châu Âu chỉ ra rằng việc Mỹ áp dụng lập trường cứng rắn sẽ dễ dàng hơn v́ Mỹ chỉ nắm giữ 5 tỷ đô la tài sản nhà nước của Nga.
Ngày 29/4, Reuters đưa tin rằng việc tịch thu khoảng 320 tỷ đô la tài sản của Nga ở nước ngoài có thể chi trả cho nhu cầu thời chiến của Ukraine cho đến năm 2028.
VietBF@ sưu tập
|