Vốn là một vấn đề tiêu hóa tương đối phổ biến nhưng nếu không được chữa trị sớm, táo bón cũng thể gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tổng thể của người bệnh.
Táo bón liên quan đến việc đi đại tiện không thường xuyên hoặc khó đi đại tiện. Nguyên nhân dẫn đến táo bón có thể xuất phát từ nhiều yếu tố nhau như thói quen ăn kiêng, mất nước, thiếu hoạt động thể chất hoặc một số tình trạng bệnh lý khác.
Nếu không được chữa trị sớm, táo bón cũng thể gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tổng thể của người bệnh. Một số trường hợp táo bón nghiêm trọng hoặc mãn tính cần được chuyên gia chăm sóc sức khỏe chữa trị. Tuy nhiên, bạn cũng có thể khắc phục chứng táo bón tại nhà với 7 biện pháp tương đối hiệu quả dưới đây.
Tăng lượng chất xơ cơ thể hấp thụ
Chất xơ đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy nhu động ruột (quá trình co bóp và tiêu hóa thức ăn trong hệ thống tiêu hóa của cơ thể) thường xuyên. Một chế độ ăn giàu chất xơ có thể giúp giảm táo bón và tăng cường sức khỏe tiêu hóa tổng thể.
Bạn có thể bổ sung chất xơ cho cơ thể thông qua yến mạch, lúa mạch, các loại đậu, trái cây (táo, cam, quả mọng), rau củ (cà rốt, bông cải xanh, bắp cải), ngũ cốc nguyên hạt (lúa mì nguyên hạt, gạo lứt).
Tuy nhiên, bạn cũng nên tăng lượng chất xơ dần dần và đảm bảo cung cấp đủ nước cho cơ thể để ngăn ngừa sự khó chịu hoặc đầy hơi do những thay đổi đột ngột trong việc tiêu thụ chất xơ.
Tập thể dục thường xuyên
Hoạt động thể chất được chứng minh là có thể kích thích các cơ của hệ tiêu hóa và thúc đẩy nhu động ruột, từ đó giảm tình trạng táo bón. Ngay cả các hoạt động với cường độ vừa phải như đi bộ, đạp xe, bơi lội hoặc tập yoga cũng có thể có lợi trong việc giảm táo bón.
Vì vậy, hãy đặt mục tiêu tập thể dục với cường độ vừa phải ít nhất 30 phút mỗi ngày để giảm và ngăn ngừa tình trạng táo bón. Bạn cũng nên chọn các hoạt động mà mình yêu thích để có thể dễ dàng kết hợp vào thói quen hàng ngày của mình.
Uống đủ lượng nước cần thiết
Uống nhiều nước là điều cần thiết để duy trì lượng nước trong cơ thể và hỗ trợ nhu động ruột khỏe mạnh. Hydrat hóa (sự bổ sung thêm phân tử nước vào một hợp chất hữu cơ bất kỳ) đầy đủ cũng sẽ làm mềm phân, giúp đi qua đường tiêu hóa dễ dàng hơn.
Ngoài nước uống hàng ngày, các đồ uống bổ sung nước khác như trà thảo dược, súp trong và nước ép trái cây tự nhiên cũng có thể góp phần bổ sung lượng chất lỏng khi quá trình cơ thể tiêu hóa thức ăn diễn ra. Từ đó, giúp bạn khắc phục cũng như tránh được tình trạng táo bón.
Để đảm bảo cung cấp đủ nước cho cơ thể, bạn nên uống tối thiểu 2 lít nước mỗi ngày. Song, lưu ý rằng không nên chờ cảm thấy khát mới uống nước vì đó là dấu hiệu cho thấy cơ thế bạn đang dần mất nước.
Thư giãn cơ thể
Căng thẳng và lo lắng có thể ảnh hưởng đến nhu động và chức năng của ruột đồng thời góp phần gây ra các vấn đề về tiêu hóa như táo bón. Thực hành các kỹ thuật thư giãn như thở sâu, thiền hoặc tập yoga có thể giúp giảm mức độ căng thẳng và thúc đẩy thư giãn, từ đó cải thiện sức khỏe tiêu hóa.
Bạn có thể thực hiện các tư thế yoga nhẹ nhàng nhắm vào vùng bụng và thúc đẩy quá trình tiêu hóa, chẳng hạn như các tư thế trẻ em, ngồi gập người về phía trước hoặc vặn người.
Thuốc nhuận tràng tự nhiên
Một số thực phẩm và đồ uống có đặc tính nhuận tràng tự nhiên có thể giúp giảm táo bón như nước ép lô hội hay muối Epsom nhưng bạn cũng nên chú ý đến liều lượng, không nên dùng quá liều. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ ngay lập tức nếu bạn cảm thấy không khỏe sau khi sử dụng những thực phẩm này để giảm tình trạng táo bón.
Chữa trị bằng thảo dược
Một số phương pháp điều trị bằng thảo dược theo truyền thống cũng có thể được sử dụng để giảm táo bón và thúc đẩy nhu động ruột đều đặn. Những loại thảo dược này có tác dụng kích thích nhu động ruột, làm mềm phân hoặc bôi trơn đường tiêu hóa.
Ví dụ, vỏ hạt mã đề là chất xơ hòa tan, giúp thụ nước trong đường tiêu hóa, tạo thành một chất giống như gel làm mềm phân và thúc đẩy nhu động ruột. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy vỏ mã đề ở dạng bột hoặc dạng viên nang ở các tiệm thuốc, đồng thời có thể trộn chúng với nước hoặc nước trái cây để dễ uống.
VietBF@ sưu tập
|