Hôm thứ Năm (9/5), cơ quan dự báo của chính phủ Mỹ cho biết, hiện tượng El Nino sẽ mờ dần vào tháng 6 và có thể được thay thế bằng hiện tượng La Nina vào nửa cuối năm nay.
Trong dự báo mới nhất, Trung tâm Dự báo Khí hậu (CPC) của Cơ quan Thời tiết Quốc gia của Mỹ (NWS) cho biết, có 49% xác suất hiện tượng thời tiết La Nina có thể phát triển trong khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 8 và tăng lên 69% từ tháng 7 đến tháng 9.
Trong khi đó, Cục thời tiết Nhật Bản hôm thứ Sáu (10/5) cho biết, có 90% khả năng hiện tượng El Nino sẽ tan vào cuối tháng 5, trong khi có 60% khả năng hiện tượng La Nina xảy ra trong những tháng sau đó cho đến tháng 11.
Chu kỳ chuyển đổi giữa các kiểu thời tiết này có thể gây ra cháy rừng, băo nhiệt đới và hạn hán kéo dài, là những yếu tố ảnh hưởng trọng yếu đối với nông dân trên toàn thế giới.
Ở châu Mỹ Latinh, chúng đă ảnh hưởng đến các loại cây trồng như lúa ḿ, đậu nành và ngô, gây thiệt hại cho nền kinh tế khu vực thường phụ thuộc nhiều vào nông nghiệp.
Thời tiết nóng, khô ở châu Á trong thời kỳ El Nino năm ngoái đă khiến quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu là Ấn Độ hạn chế xuất khẩu sau đợt gió mùa kém, trong khi sản lượng lúa ḿ của quốc gia xuất khẩu lớn thứ 2 thế giới là Australia bị ảnh hưởng.
Tuy nhiên, mưa lớn hơn ở nhiều nơi ở châu Mỹ đă thúc đẩy triển vọng sản lượng nông nghiệp ở Argentina và vùng đồng bằng phía nam nước Mỹ.
Trong đó, kiểu thời tiết liên quan đến El Nino, La Nina và giai đoạn trung tính thường kéo dài từ 2 đến 7 năm.
Các chuyên gia đă cảnh báo rằng, các quốc gia Mỹ Latinh phải cảnh giác cao độ v́ sự chuyển đổi nhanh chóng của La Nina lần này có thể khiến dân số và cây trồng có ít thời gian để phục hồi.
Cơ quan thời tiết của Úc tháng trước cho biết, hiện tượng El Nino đă kết thúc.
Sabrin Chowdhury, người đứng đầu bộ phận hàng hóa tại BMI cho biết: “La Nina có thể ảnh hưởng đến sản xuất lúa ḿ và ngô ở Mỹ cũng như đậu tương, lúa mạch, lúa ḿ và ngô ở Mỹ Latinh bao gồm Brazil, Argentina và Uruguay… Hiện tượng thời tiết này có liên quan đến hạn hán kéo dài trên khắp khu vực châu Mỹ, gây ra chất lượng cây trồng kém và giảm năng suất trung b́nh, làm trầm trọng thêm các vấn đề về nguồn cung toàn cầu”.
|