Nhồi máu cơ tim là động mạch vành bị tắc nghẽn gây ngừng đột ngột quá tŕnh cấp máu nuôi cơ tim; c̣n đột quỵ là gián đoạn hoặc giảm đột ngột nguồn cấp máu cho năo khiến năo thiếu oxy.
Đột quỵ và nhồi máu cơ tim đều là t́nh trạng bệnh lư liên quan đến sự ngưng lưu thông máu, nên dễ bị nhầm lẫn với nhau, cần phân biệt rơ.
Nhồi máu cơ tim
Theo PGS.TS Nguyễn Hoài Nam, Chủ tịch Hội tĩnh mạch học TP HCM, giảng viên Đại học Y Dược TP HCM, nhồi máu cơ tim là hiện tượng một cục huyết khối đột ngột làm tắc động mạch vành, làm cho máu không chảy đến nuôi cơ tim và làm một phần cơ tim chết đi.
Nguyên nhân
Béo ph́.
Cao huyết áp.
Xơ vữa động mạch, cục máu đông đi từ chỗ khác tới hoặc h́nh thành ngay trên mảng xơ vữa hay viêm tắc động mạch.
Yếu tố nguy cơ khiến mảng xơ vữa bị nứt vỡ gồm hút thuốc lá; xúc động, căng thẳng quá mức; gắng sức quá mức; viêm hoặc nhiễm trùng như viêm phổi, đợt cấp bệnh phổi mạn tắc nghẽn; sau chấn thương, phẫu thuật.
Giai đoạn
Nhồi máu cơ tim có 3 giai đoạn là cấp tính, bán cấp và mạn tính.
Triệu chứng
Các triệu chứng có thể bao gồm:
Lo âu, cảm giác hồi hộp.
Khó thở.
Cảm giác hoa mắt, chóng mặt.
Buồn nôn hoặc nôn mửa.
Tăng hoặc giảm huyết áp.
Tay chân có thể trở nên lạnh và ẩm.
Ngoài ra, triệu chứng cảnh báo c̣n gồm đau ngực với mức độ có thể thay đổi từ cảm giác đè nặng hoặc nóng rát phía trước ngực bên trái đến đau dữ dội giống như bị dao đâm hoặc siết chặt. Đau có thể lan ra cổ, hàm dưới, vai bên trái, lưng, bụng hoặc cánh tay bên trái. Thời gian đau kéo dài hơn 20 phút.
Người bệnh có thể trở nên bị kích thích, lo lắng hoặc hoảng sợ, dẫn đến mất ư thức hay đột tử.
Một số trường hợp, người bệnh không trải qua tất cả triệu chứng mô tả ở trên, chỉ cảm thấy mệt mỏi hoặc không thoải mái vùng thượng vị.
Biến chứng
Biến chứng thường gặp trong nhồi máu cơ tim cấp thường liên quan đến sự tổn thương của cơ tim, bao gồm rối loạn nhịp tim, sốc hoặc suy tim cấp, viêm màng ngoài tim, thủng tim hay cơ tim, thủng vách liên thất, ngừng tim hay đột tử.
Người bị nhồi máu cơ tim cấp nếu không được cấp cứu đúng cách và can thiệp kịp thời có thể đối mặt với những biến chứng nghiêm trọng như suy tim nặng hoặc sốc tim, rối loạn nhịp tim, hở van 2 lá nặng, thủng cơ tim ở vách liên thất hay thủng vách tim ở thành tự do.
Chẩn đoán, điều trị
Bệnh thường được chẩn đoán trong trường hợp khẩn cấp. Trước hết, bác sĩ hỏi về các triệu chứng và bệnh sử của người bệnh, sau đó đo huyết áp, mạch và nhiệt độ, kiểm tra sức khỏe tim tổng thể. Điều trị tái lưu thông động mạch vành bị tắc nghẽn.
Đột quỵ
Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Quốc Tế S.I.S Cần Thơ khuyến cáo cộng đồng rằng đột quỵ là sự cố đột ngột nguy hiểm của hệ tuần hoàn, làm ngừng cung cấp oxy và dưỡng chất cho tế bào năo. Đột quỵ có thể để lại di chứng lâu dài nặng nề hoặc dẫn tới tử vong.
Phân loại
Đột quỵ được phân thành hai loại chính gồm đột quỵ thiếu máu năo do tắc mạch máu năo (nhồi máu năo), chiếm khoảng 80%, và đột quỵ chảy máu năo do vỡ mạch máu năo (xuất huyết năo) chiếm khoảng 20%.
Nguyên nhân
- Đột quỵ nhồi máu năo là do tắc nghẽn mạch máu. Có nhiều nguyên nhân gây ra hẹp động mạch cấp máu cho năo:
Hẹp động mạch cảnh ở vùng trước cổ.
Hẹp các động mạch đốt sống phía sau cổ.
Hẹp các động mạch trong sọ.
Cục máu đông do bị bệnh rối loạn nhịp tim (rung nhĩ...), bệnh van tim, đa hồng cầu....
Bong tróc các mảng xơ vữa động mạch... gây tắc nghẽn một phần hay hoàn toàn ḷng mạch máu dẫn đến việc cung cấp oxy và dưỡng chất cho tế bào năo bị ngưng trệ. Khi tế bào năo ngưng hoạt động sẽ gây đột quỵ (mặt méo, yếu liệt tay chân, nói khó, hôn mê...).
- Đột quỵ xuất huyết năo là do vỡ mạch máu. Có nhiều nguyên nhân gây vỡ mạch máu:
Phổ biến nhất là do bệnh tăng huyết áp.
Các nguyên nhân khác hay gặp ở người trẻ là vỡ dị dạng mạch máu năo, vỡ túi ph́nh mạch máu năo, vỡ các thông động tĩnh mạch trong sọ...
Các bệnh gây rối loạn đông máu, liên quan đến dùng thuốc chống đông...
Khi mạch máu vỡ ra, máu sẽ thoát ra ngoài ḷng mạch tạo nên cục máu bầm (khối máu tụ) xung quanh nơi bị vỡ, chèn ép các vùng năo lành kế bên làm mất chức năng tế bào năo dẫn đến đột quỵ (đột ngột đau đầu dữ dội, nôn ói, hôn mê, cổ cứng...).
Dấu hiệu
Nhận diện sớm các dấu hiệu đột quỵ qua quy tắc "F.A.S.T", như sau:
F (Face - khuôn mặt): Miêu tả sự biến đổi của khuôn mặt, bệnh nhân có thể bị liệt, méo miệng, thể hiện rơ nhất khi bệnh nhân cười mở miệng lớn.
A (Arm - cánh tay): Bệnh nhân cử động khó hoặc không thể cử động tay chân, tê liệt. Cách xác nhận nhanh chóng nhất là yêu cầu bệnh nhân giơ hai tay/chân lên và so sánh hai bên tay/chân.
S (Speech - giọng nói): Bệnh nhân khó nói, phát âm không rơ, nói dính chữ, nói ngọng, ú ớ bất thường. Bạn có thể kiểm tra bằng cách yêu cầu người nghi ngờ bị đột quỵ nói một vài từ và lắng nghe.
T (Time - thời gian): Khi xuất hiện đột ngột các triệu chứng trên, hăy nhanh chóng gọi 115 hoặc đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.
Yếu tố nguy cơ
Yếu tố nguy cơ có thể thay đổi, điều chỉnh được gồm tăng huyết áp, các bệnh liên quan đến tim mạch, đái tháo đường; mỡ máu cao; uống nhiều bia rượu; hút thuốc lá và thường xuyên căng thẳng, stress.
C̣n các yếu tố nguy cơ không thể thay đổi như tuổi tác, giới tính, tiền căn gia đ́nh, người từng bị đột quỵ.
Điều trị
Tùy theo mức độ và thể loại đột quỵ mà bệnh nhân sẽ được điều trị bằng một trong các phương pháp sau hoặc phối hợp nhiều phương pháp:
Điều trị bằng thuốc nhằm kiểm soát các yếu tố nguy cơ.
Điều trị cấp cứu bằng thuốc tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch trong thời gian vàng.
Can thiệp nội mạch lấy huyết khối và cầm máu.
Phẫu thuật mở sọ giải áp.
Vật lư trị liệu - Phục hồi chức năng.
Điều trị dự pḥng tái phát các yếu tố nguy cơ.
|
|