Theo như có những lý do người ta chọn ăn những món ăn cơm rượu, thịt vịt này cũng rất đặc biệt trong ngày Tết Đoan Ngọ 5/5 âm lịch có cơm rượu, thịt vịt là những món ăn hay xuất hiện Tết Đoan Ngọ là một trong những ngày lễ truyền thống của người Việt.
Tết Đoan Ngọ 5/5 âm lịch là gì?
Tết Đoan Ngọ diễn ra vào ngày 5/5 âm lịch hằng năm. Đây là ngày lễ truyền thống của nhiều nước như Việt Nam, Trung Quốc, Triều Tiên... Mỗi quốc gia sẽ có một phong tục riêng cho ngày này. Ở Việt Nam, ngày Tết Đoan Ngọ còn được gọi là ngày diệt sâu bọ.
Dịp Tết Đoan Ngọ là khoảng thời gian thời tiết nắng nóng, các loài sâu bọ phát triển mạnh, gây hại rất nhiều cho mùa màng. Vào ngày này, người dân tổ chưc phát động diệt sâu bọ và các loại sâu bệnh, làm lễ cúng với các sản vật sẵn có để cầu mùa màng bội thu, cơ thể khỏe mạnh.
Vì sao Tết Đoan Ngọ 5/5 âm lịch nên ăn cơm rượu?
Cơm rượu là một trong những món ăn truyền thống hay xuất hiện trên mâm cúng và cũng như được mọi người ăn nhiều trong ngày Tết Đoan Ngọ 5/5. Theo dân gian, ăn cơm rượu vào ngày này, nhất là lúc đói có tác dụng đặc biệt. "Sâu bọ" trong cơ thể sẽ bị men rượu làm say và chết đi. Tuy nhiên, cũng tùy theo vùng miền, các địa phương khác nhau mà người ta có ăn cơm rượu hay không và ăn loại cơm rượu nào.
Ở miền Bắc, người ta có thể sử dụng cơm rượu nếp cái hoa vàng hoặc cơm rượu nếp cẩm để thắp hương vào ngày 5/5 âm lịch. Trong khi đó, ở miền Trung, người ta lại ép cơm rượu thành khối. Ở miền Nam, cơm rượu hay được viên thành viên tròn.
Cơm rượu nếp và thịt vịt là hai món ăn thường gặp trong ngày Tết Đoan Ngọ 5/5 âm lịch.
Vì sao Tết Đoan Ngọ 5/5 âm lịch nên ăn thịt vịt?
Tục lệ ăn thịt vịt trong ngày Tết Đoan Ngọ thường gặp ở các tỉnh miền Trung. Vào ngày này, người ta có thể ăn vịt luộc hoặc vịt quay. Trong tiếng Hán, vịt đồng âm với "áp". Do đó, ăn thịt vịt được coi là trấn áp bệnh tật, tà khí, ngăn chúng xâm nhập vào người. Ăn thịt vịt tức là cầu bình an, an lành.
Ngoài ra, thịt vịt cũng có tính mát, ngọt, có tác dụng tăng năng lượng, bồi bổ cơ thể, giải độc mụn sưng, hạt nhiệt.
Ăn thịt vịt vào dịp Tết Đoan Ngọ - khi thời tiết bước vào giai đoạn nóng bức, nhiệt độ môi trường cao là một cách bồi bổ cơ thể, làm mát, cân bằng nhiệt cho con người.
Các món ăn khác hay xuất hiện trong Tết Đoan Ngọ 5/5 âm lịch
- Các loại trái cây
Mâm cỗ cúng Tết Đoan Ngọ sẽ không thể thiếu các loại trái cây theo mùa. Gia chủ có thể tùy theo điều kiện thực tế mà chuẩn bị trái cây cho phù hợp. Thông thường, vào giai đoạn này, những loại trái cây đang vào mùa như mận, vải... sẽ được chọn làm quả dâng cúng tổ tiên, thần linh.
- Bánh tro
Ở một số vùng, vào ngày Tết Đoan Ngọ, món bánh tro là món không thể thiếu trên mâm cúng. Bánh tro là món ăn thanh mát, dễ tiêu, có tác dụng giải nhiệt cho cơ thể vào ngày hè nóng bức.
- Chè trôi nước
Trên mâm cúng ngày 5/5 âm lịch ở một số nơi còn xuất hiện cả mòn chè trôi nước.