Theo Euromonitor International, thị trường nước ngoài lớn nhất của Nongshim là Mỹ, nơi Nongshim chiếm 25,4% thị phần, chỉ sau Toyo Suisan Kaisha của Nhật Bản, chiếm gần 50% thị phần.Nongshim, nhà sản xuất mỳ ăn liền hàng đầu Hàn Quốc, cho biết hăng này đang đẩy nhanh việc mở rộng ra nước ngoài khi sự phổ biến ngày càng tăng của văn hóa Hàn Quốc tại các nước như Mỹ thúc đẩy doanh số bán các sản phẩm mỳ của Nongshim.
Sản xuất mỳ ăn liền đă phát triển thành một ngành công nghiệp trị giá 50 tỷ USD, với kim ngạch xuất khẩu sản phẩm này của Hàn Quốc đạt kỷ lục 1 tỷ USD vào năm ngoái.
Sản phẩm phổ biến nhất của Nongshim, mỳ cay Shin Ramyun, đă đạt doanh thu kỷ lục 1.200 tỷ won (900 triệu USD) vào năm 2023, với doanh thu từ nước ngoài chiếm gần 60%.Nongshim đă đặt mục tiêu tăng gấp ba lần doanh thu hàng năm tại Mỹ lên 1,5 tỷ USD để trở thành nhà sản xuất mỳ ăn liền lớn nhất thị trường này vào năm 2030.
Sự quan tâm của các nước phương Tây đối với ẩm thực Hàn Quốc ngày càng tăng cùng với sự phổ biến của âm nhạc K-pop, phim điện ảnh và phim truyền h́nh Hàn Quốc.
Đại dịch COVID-19 cũng giúp thúc đẩy sự bùng nổ toàn cầu về doanh số bán mỳ ăn liền như một bữa ăn nhanh, ngon và giá cả phải chăng tại nhà.
Theo Euromonitor International, thị trường nước ngoài lớn nhất của Nongshim là Mỹ, nơi Nongshim chiếm 25,4% thị phần, chỉ sau Toyo Suisan Kaisha của Nhật Bản, chiếm gần 50% thị phần.
Doanh thu của Nongshim tại Bắc Mỹ, nơi sản phẩm của hăng có thể được t́m thấy tại các nhà bán lẻ lớn như Costco và Walmart, đă tăng 10% lên 538 triệu USD vào năm ngoái.
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng, Nongshim đang bổ sung dây chuyền sản xuất mới cho nhà máy thứ hai ở Los Angeles, vốn đă đi vào hoạt động vào tháng 5/2022.
Hăng này cũng đang xem xét xây dựng nhà máy thứ ba ở Mỹ và một cơ sở trong nước dành riêng cho xuất khẩu.
Nongshim hiện có 5 nhà máy sản xuất mỳ ở nước ngoài – 2 nhà máy ở Mỹ và 3 nhà máy ở Trung Quốc và 5 nhà máy ở Hàn Quốc.Ngoài Mỹ, Nongshim cũng đang hướng tới thị trường châu Âu và có kế hoạch thành lập công ty con bán hàng tại thị trường này vào năm tới.
Yongjae Lee, Phó Chủ tịch phụ trách thị trường quốc tế của Nongshim, nhận định châu Âu là một thị trường khó thâm nhập do niềm tự hào của người châu Âu về ẩm thực của họ, nhận thức tiêu cực về mỳ ramen là đồ ăn vặt và các quy định nhập khẩu nghiêm ngặt.
Tuy nhiên, ông Lee kỳ vọng doanh số bán hàng tại “lục địa già” sẽ tăng 33% lên 80 triệu USD trong năm nay khi Nongshim lên kế hoạch cho một chiến dịch tiếp thị ở Paris trong thời gian diễn ra Thế vận hội vào tháng Bảy.
Sunny Moon, Giám đốc nghiên cứu tại Euromonitor, cảnh báo rằng người châu Âu vẫn kiêng ăn đồ cay nóng. V́ vậy, khó có thể mong đợi sự bùng nổ mỳ ăn liền ở châu Âu trong thời gian tới./.
|