Na Uy, Tây Ban Nha và Ireland hôm 28/5 đă trở thành những quốc gia mới nhất công nhận Nhà nước Palestine, phá vỡ lập trường lâu nay của phương Tây rằng, điều này chỉ có thể đạt được thông qua đàm phán trực tiếp với Israel.
Tới nay đă có 145 trên tổng số 193 quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc công nhận quy chế Nhà nước của Palestine.
Cuộc xung đột bùng phát từ đầu tháng 10/2023 giữa Israel và lực lượng Hamas, cùng thảm hoạ nhân đạo chưng từng thấy tại dải Gaza đă một lần nữa cho thấy tính cấp thiết của giải pháp 2 nhà nước. Đó là việc hai nhà nước Israel và Palestine cùng tồn tại trong hoà b́nh, an ninh và công nhận lẫn nhau, đồng thời tôn trọng quyền tự quyết của người Palestine.
Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez nhấn mạnh: “Mặc dù Tây Ban Nha không có quyền xác định biên giới của các quốc gia khác, nhưng quan điểm của chúng tôi phù hợp với các nghị quyết 242 và 338 của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc cũng như lập trường của Liên minh châu Âu. Việc công nhận nhà nước Palestine không chỉ là vấn đề công lư lịch sử, tính đến nguyện vọng chính đáng của người dân Palestine, mà c̣n là điều cần thiết nếu chúng ta muốn đạt được ḥa b́nh."
Sự công nhận của 3 quốc gia châu Âu đối với Nhà nước Palestine được dự báo sẽ có tác động lan toả tới các quốc gia châu Âu khác, trong đó có Anh, Pháp và Đức. Theo một nhà ngoại giao Saudi Arabia, điều này cực kỳ quan trọng, phản ánh sự thất vọng của phương Tây trước những diễn biến hiện nay tại Gaza. Malta và Slovenia đă bày tỏ “sẵn sàng” công nhận một Nhà nước Palestine khi “thích hợp”.
Australia cũng đề cập khả năng công nhận Nhà nước Palestine. Trong khi đó, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết vấn đề không c̣n là “điều cấm kỵ”, đồng thời khẳng định việc này phải được thực hiện vào “đúng thời điểm”.
Nhà phân tích chính trị Kustrim Istrefi tại Anh nhận định: “Chúng ta có thể thấy nỗ lực của phương Tây nhằm gửi đi thông điệp phối hợp tới Israel rằng, giải pháp 2 nhà nước và giải pháp hoà b́nh cho những tranh căi hiện nay sẽ không thể đạt được theo cách mà họ làm hiện nay.
Trong tương lai sẽ tiếp tục có thêm làn sóng công nhận khác đối với Nhà nước Palestine. Một số tuyên bố đă được đưa ra trong vài tuần qua. Nhiều đồng minh thân thiết của Israel, trong đó có Anh đă nói rằng họ không loại trừ khả năng công nhận Nhà nước Palestine. Và tôi nghĩ một yếu tố quan trọng khác là Palestine đang ngày càng nhận được nhiều sự công nhận hơn”.
Như vậy tới nay đă có 145 trên tổng số 193 quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc công nhận Nhà nước Palestine, trong đó có các nước Trung Đông, châu Phi và châu Á, nhưng không bao gồm Mỹ, Canada và hầu hết các nước Tây Âu.
Mặc dù tuyên bố ủng hộ giải pháp hai nhà nước, song Mỹ tới nay vẫn cho rằng giải pháp hai nhà nước nên được thực hiện thông qua đàm phán trực tiếp giữa các bên chứ không phải thông qua sự công nhận đơn phương của từng quốc gia. Tháng 4 vừa qua, Mỹ đă phủ quyết một nghị quyết tại Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc nhằm bật đèn xanh cho nỗ lực của Palestine trở thành quốc gia thành viên đầy đủ của Liên Hợp Quốc.
Nh́n lại lịch sử mâu thuẫn chồng chất và dai dẳng kéo dài suốt hàng thập niên qua giữa người Israel và Palestine, cũng như cuộc xung đột tồi tệ hiện nay tại Gaza, hoà b́nh Trung Đông vẫn cho thấy là một tiến tŕnh nhiều chông gai.
Chính phủ Israel đă có phản ứng gay gắt trước động thái của các quốc gia châu Âu khi cho rằng điều này sẽ gửi đi những thông điệp sai lệch, kích động Hamas và chủ nghĩa khủng bố, đồng thời làm giảm cơ hội giải quyết căng thẳng thông qua đàm phán.
Trong khi đó, việc Hamas tuyên bố sẽ không tham gia bất cứ cuộc đàm phán nào về thỏa thuận ngừng bắn và trao đổi tù nhân sau vụ không kích vào trại tị nạn ở Rafah, cùng toan tính của các cường quốc trong và ngoài khu vực càng khiến lối loát xung đột trở nên hẹp hơn. Dẫu vậy, một đốm sáng nhỏ cũng giúp thắp nên hi vọng cho “bàn cờ Trung Đông” ngày một rối ren.
VietBF@ sưu tập
|