Chỉ trong vài ngày đầu của tháng 6, các bệnh viện tuyến cuối của TPHCM đă tiếp nhận liên tiếp các ca tai biến thẩm mỹ sau khi cấy mỡ tự thân, nâng mũi...
Bệnh viện Quân y 175 đang điều trị cho một ca tai biến sau khi làm đẹp tại một pḥng khám thẩm mỹ trên đường Sư Vạn Hạnh (phường 12, quận 10).
Theo thông tin từ bệnh viện, ngày 1/6, chị V.T.A.Đ (31 tuổi) đến pḥng khám nói trên để hút mỡ bụng, cấy mỡ vùng trán và thái dương. 45 phút sau khi thực hiện dịch vụ, người bệnh có biểu hiện lừ đừ, tiếp xúc chậm, không nói được, yếu tay, chân bên phải.
Chuyển đến cấp cứu tại Bệnh viện Quân y 175, người này được chẩn đoán nhồi máu năo diện rộng bán cầu trái do thuyên tắc mỡ sau phẫu thuật cấy mỡ tự thân. Hiện người bệnh vẫn ở t́nh trạng rất nặng.
Các bác sĩ Bệnh viện Da liễu TPHCM đang xử lư một ca tai biến thẩm mỹ. Ảnh: BVCC
Ngày 5/6, Bệnh viện Nhân dân 115 báo cáo Sở Y tế TPHCM về sự cố nghiêm trọng liên quan đến Pḥng khám chuyên khoa thẩm mỹ thuộc Công ty TNHH Bệnh viện thẩm mỹ quốc tế Thailand Hospital (số 86-88 Pasteur, phường Bến Nghé, quận 1).
Chị N.T.T.H (33 tuổi) đến pḥng khám trên vào 10h sáng 4/6 để được tư vấn nâng mũi bằng vật liệu silicon và sụn vành tai. Chỉ 5-7 phút sau khi gây tê bằng thuốc Lidocain 2% ở vành tai, người bệnh xuất hiện triệu chứng tê quanh miệng, đắng miệng, nh́n mờ, mạch nhanh nhỏ, huyết áp tụt, nghi sốc phản vệ.
Mặc dù được hồi sức chống sốc và chuyển đến Bệnh viện Nhân dân 115 để cấp cứu, nhưng do t́nh trạng quá nặng, bệnh nhân đă tử vong lúc 22h15 cùng ngày.
Trước đó vào tháng 3, Bệnh viện Quân y 175 cũng tiếp nhận 2 trường hợp tai biến nặng sau khi làm các dịch vụ thẩm mỹ.
Một nữ Việt kiều 64 tuổi đă thực hiện các phẫu thuật hút mỡ bụng toàn phần, hút mỡ eo, đùi và cánh tay; tái tạo thành bụng phức tạp; cấy mỡ vùng mông; cắt da thừa mí mắt; thay túi độn ngực 2 bên vào ngày 27/3.
Ba ngày sau, bệnh nhân đột nhiên khó thở, sau đó rơi vào hôn mê, được chuyển đến cấp cứu tại Bệnh viện Quân y 175. Dù được điều trị tích cực, thở máy, ECMO, lọc máu liên tục trong 1 tháng nhưng do t́nh trạng nặng, người này đă tử vong.
Một nữ bệnh nhân khác (70 tuổi) đến thẩm mỹ viện để phẫu thuật căng da mặt cổ, phẫu thuật thừa da mi dưới vào ngày 13/3. Chiều tối cùng ngày, người bệnh rơi vào trạng thái lơ mơ, kích thích, tim rời rạc, nghi ngộ độc thuốc tê, sốc phản vệ. Bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện Quân y 175 nhưng đă tử vong do t́nh trạng quá nặng.
78% ca tai biến thẩm mỹ nội khoa không do bác sĩ thực hiện
Theo BSCK2 Nguyễn Thị Phan Thúy, Giám đốc Bệnh viện Da liễu TPHCM, có đến gần 78% ca tai biến thẩm mỹ nội khoa không phải do bác sĩ thực hiện.
Có 2 nguyên nhân chính dẫn đến tai biến thẩm mỹ nội khoa, đó là cơ sở thẩm mỹ không đảm bảo trang thiết bị, vệ sinh hoặc do tay nghề người thực hiện thủ thuật. Bên cạnh đó c̣n có nguyên nhân cơ địa, thể trạng của người được làm thẩm mỹ.
BSCK2 Nguyễn Quang Minh - Phó trưởng khoa Nghiên cứu, Ứng dụng công nghệ tế bào gốc, Bệnh viện Da liễu Trung ương cảnh báo, hiện vẫn có rất nhiều người tin vào những quảng cáo làm đẹp trên mạng nên đă gặp tai biến.
Bác sĩ Minh khuyến cáo, đối với các thủ thuật làm đẹp liên quan đến việc đưa các hoạt chất, thuốc vào trong cơ thể hoặc đơn giản nhất là liên quan đến cấu trúc làn da… người dân cần đến các cơ sở y khoa được cấp phép để thực hiện.
Bên cạnh đó, người có nhu cầu làm đẹp cần t́m hiểu xem người thực hiện dịch vụ cho ḿnh có được đào tạo bài bản, có chứng chỉ hành nghề thẩm mỹ hay không; các danh mục kỹ thuật thực hiện ở cơ sở đó phải công khai, minh bạch, được cơ quan quản lư cho phép.
Theo thống kê từ Hội Phẫu thuật tạo h́nh thẩm mỹ Việt Nam, năm 2023, có 479 pḥng khám da liễu (chiếm 56%) trên toàn quốc đă thực hiện phẫu thuật thẩm mỹ dù không được phép. Mỗi năm có 250.000 người phẫu thuật, trong đó khoảng 25.000-35.000 ca biến chứng, chiếm tỷ lệ 14%.
VietBF@ sưu tập