Việc đặt bộ đồ ăn không đúng cách có thể sinh ra virus và vi khuẩn, do đó ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.
Sau khi rửa, nhiều gia đ́nh thường xếp bát đĩa chồng chéo lên nhau, rồi lấy ra khi cần dùng. Tuy nhiên, đây lại là sai lầm có thể làm tăng số lượng vi khuẩn lên gấp nhiều lần.
Viện Nghiên cứu Thiết bị Gia dụng (Trung Quốc) từng tiến hành một thí nghiệm. Sau khi rửa bát, họ cất bát đũa theo 2 cách: Nhóm 1 là bát đũa được xếp theo hướng thẳng đứng, nhóm 2 là bát đũa xếp chồng lên nhau. Kết quả cho thấy, số lượng vi khuẩn được t́m thấy trong nhóm 1 là 8.000cfu/bộ; trong khi nhóm 2 là 560.000cfu/bộ - nghĩa là gấp 70 lần.
Việc đặt bộ đồ ăn không đúng cách có thể sinh ra virus và vi khuẩn, do đó ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.
Sở dĩ như vậy là bởi bát được chồng lên nhau sẽ không khô hoàn toàn, có thể tăng sinh vi khuẩn, nấm mốc. Hơn nữa, bát, đũa, th́a... là vật dụng cá nhân, nếu chạm vào nhau có thể lây lan virus gây bệnh.
Lin Guole, bác sĩ trưởng Khoa Phẫu thuật tại Bệnh viện Đại học Y Liên minh Bắc Kinh, nhắc nhở: Việc đặt bộ đồ ăn không đúng cách có thể sinh ra virus và vi khuẩn, do đó ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.
Bảo quản bát sai cách sau khi rửa có thể gây ra những hậu quả ǵ?
1. Nhiễm vi khuẩn
Các vi khuẩn gây bệnh như Salmonella, Escherichia coli, rotavirus và norovirus có thể gây viêm dạ dày ruột cấp tính. Triệu chứng từ nôn mửa và tiêu chảy đến đe dọa tính mạng trong những trường hợp nghiêm trọng.
2. Lây lan vi khuẩn HP
Bát, đũa, th́a là vật trung gian truyền vi khuẩn Helicobacter pylori (HP), làm tăng nguy cơ loét dạ dày, các bệnh về dạ dày và ung thư dạ dày.
H́nh minh họa.
3. Tiềm ẩn nấm mốc
Bát đũa chồng lên nhau khiến chúng không khô hoàn toàn. Bảo quản quá lâu dễ sản sinh nấm mốc, làm tăng nguy cơ ung thư gan, ung thư thực quản, ung thư dạ dày…
Chính v́ thế ngoài việc vệ sinh th́ chúng ta cũng cần lưu ư đến việc bảo quản bát đũa. Để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, nên đặt bát đĩa thẳng đứng để nước thoát ra dễ dàng hơn.
5 cách rửa bát đĩa càng rửa càng bẩn
1. Giẻ rửa chén không sạch
Theo cuộc khảo sát về "vệ sinh nhà bếp các gia đ́nh Trung Quốc", có 19 loại vi khuẩn gây bệnh trong giẻ lau, bao gồm Candida albicans, Escherichia coli, Salmonella và Staphylococcus.
Các vi sinh vật trên giẻ sẽ làm nhiễm bẩn bộ đồ ăn và làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Sử dụng giẻ càng lâu th́ càng có nhiều vi khuẩn. Do đó sau khi dùng nên đặt giẻ rửa bát ở nơi thoáng gió để khô tự nhiên. Tốt nhất nên thay chúng khoảng nửa tháng một lần.
2. Bát đĩa, đũa để lâu không được vệ sinh
Với những loại bát đĩa, đũa... lâu ngày không dùng tới, nhiều gia đ́nh cất chúng vào ḥm, tủ rồi khi cần lấy ra dùng chứ không vệ sinh lại. Thời gian bảo quản có thể khiến bát đĩa dính bụi, hay sản sinh số lượng vi khuẩn lớn. Do đó, chúng nên được rửa sạch, phơi khô trước khi mang ra dùng lại.
3. Không pha loăng nước rửa chén khi dùng
Nhiều người đổ trực tiếp nước rửa chén lên bát đũa. Cách này sẽ khiến lượng xà pḥng vượt quá tiêu chuẩn, dễ tồn dư trong bát đĩa... và gây hại cho sức khỏe người ăn.
4. Xếp bát đũa vào tủ kín ngay sau khi rửa
Sau khi rửa bát, hầu hết mọi người đều xếp ngay chúng vào tủ kín sau đó đóng chặt lại để tránh bụi. Điều này tưởng chừng là hành động rất cẩn thận nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ nấm mốc rất cao. Các loại đũa, th́a, đĩa bằng gỗ được bảo quản trong môi trường ẩm thấp, lại c̣n bị cất khi chưa khô hoàn toàn rất dễ h́nh thành nấm mốc. Những món đồ này khi bị mốc có thể chứa độc tố aflatoxin, Helicobacter pylori... đây đều là tác nhân gây ung thư.
5. Dùng quá nhiều nước rửa bát
Lạm dụng nước rửa bát rất nguy hiểm v́ chúng rất khó để làm sạch hết hóa chất. Những loại chất độc này sẽ c̣n sót lại và thôi nhiễm với đồ ăn sau khi được tái sử dụng. Chúng sẽ đi vào cơ thể người khi sử dụng, gây ra những tác hại lớn đến sức khỏe.
VietBF@ Sưu tập