Chuyến thăm Cuba này được Mỹ theo dơi chặt chẽ vào thời điểm căng thẳng gay gắt với Nga về cuộc xung đột ở Ukraine. Đây cũng là sự kiện mà Nga cho thấy nước này vẫn có khả năng triển khai sức mạnh toàn cầu ở một mức độ nào đó.
Tên lửa siêu vượt âm Zircon của Nga được phóng thử nghiệm từ tàu khu trục Đô đốc Gorshkov, ngày 29/1/2021. Ảnh: TASS/TTXVN
Ngày 12/6, tàu khu trục “Đô đốc Gorshkov” và tàu ngầm hạt nhân “Kazan” của Hải quân Nga sẽ đến Cuba cùng với một tàu chở dầu và một tàu kéo trước cuộc tập trận quân sự ở vùng biển Caribe. Động thái này dường như là một màn phô trương sức mạnh, nhằm mục đích “cảnh báo” Mỹ bằng tên lửa siêu thanh Zircon từ Cuba, theo trang tin quân sự Bulgarianmilitary.co m.
Uy lực của Zircon
Tàu Đô đốc Gorshkov đă được Nga sử dụng để thử nghiệm và triển khai tên lửa hành tŕnh siêu vượt âm (hypersonic) Zircon, đồng thời tham gia cuộc tập trận chung với hải quân Trung Quốc và Nam Phi vào năm 2023.
Zircon được coi là vũ khí siêu vượt âm tốt nhất của Nga. Tên lửa này được thiết kế để phóng từ cả tàu nổi và tàu ngầm, khiến nó trở thành vũ khí linh hoạt trong chiến tranh hải quân. Tên lửa này là một phần trong nỗ lực của Nga nhằm hiện đại hóa năng lực quân sự và duy tŕ lợi thế chiến lược.
Đặc tính kỹ chiến thuật của Zircon bao gồm khả năng cơ động ở tốc độ cao nên khó bị đánh chặn. Tên lửa được thiết kế để bay ở độ cao từ 30 đến 40 km, nơi nó có thể tận dụng sức cản không khí thấp hơn để duy tŕ vận tốc siêu thanh. Hệ thống dẫn đường của nó được cho là kết hợp cả dẫn đường quán tính và dẫn đường bằng radar chủ động, đảm bảo độ chính xác cao.
Zircon có thể được trang bị nhiều loại đầu đạn khác nhau, bao gồm cả đầu đạn nổ thông thường và có khả năng mang đầu đạn hạt nhân. Tính linh hoạt này cho phép nó được sử dụng trong nhiều t́nh huống chiến thuật và chiến lược. Sức mạnh hủy diệt của tên lửa, kết hợp với tốc độ và khả năng cơ động, khiến nó trở thành mối đe dọa đáng gờm đối với cả mục tiêu trên bộ và trên biển.
Phạm vi hoạt động của Zircon ước tính là từ 500 đến 1.000 km. Phạm vi này cho phép nó tấn công các mục tiêu ở khoảng cách xa đáng kể, mang lại lợi thế chiến lược trong cả hoạt động tấn công và pḥng thủ. Độ chính xác có thể khác nhau tùy thuộc vào nền tảng phóng và các thông số nhiệm vụ cụ thể.
Đánh giá và phản ứng của Mỹ
Cuba trước đó cho biết những chuyến thăm cảng như vậy là thông lệ tiêu chuẩn của các đơn vị hải quân từ các quốc gia thân thiện với Havana và các tàu này không mang theo vũ khí hạt nhân cũng như không gây ra mối đe dọa nào cho khu vực.
Tuy nhiên, chuyến thăm này được Mỹ theo dơi chặt chẽ vào thời điểm căng thẳng gay gắt với Nga về cuộc xung đột ở Ukraine. Mặc dù cuộc tập trận không được coi là mối đe dọa đối với Mỹ nhưng các tàu Mỹ đă được triển khai để theo dơi các hoạt động của hải quân Nga, các quan chức Mỹ nói với kênh CBS News.
“Đây là việc Nga cho thấy nước này vẫn có khả năng triển khai sức mạnh toàn cầu ở một mức độ nào đó”, một quan chức Mỹ lưu ư.
Cộng đồng t́nh báo Mỹ cũng đánh giá rằng tàu ngầm của Hải quân Nga thăm Cuba chạy bằng năng lượng hạt nhân nhưng không mang vũ khí hạt nhân. Người phát ngôn Hội đồng an ninh quốc gia Nhà Trắng John Kirby nói với CBS News: "Chúng tôi không thấy dấu hiệu và không kỳ vọng rằng vũ khí hạt nhân sẽ được sử dụng trong các cuộc tập trận hoặc trên các tàu đó".
Cuộc tập trận, bao gồm cả máy bay ném bom tầm xa, sẽ là cuộc diễn tập hải quân và không quân đồng thời đầu tiên mà Nga thực hiện ở Caribe kể từ năm 2019.
Ông Kirby nêu rơ: "Rơ ràng đây là dấu hiệu cho thấy họ (Nga) không hài ḷng về những ǵ chúng tôi đang làm cho Ukraine. V́ vậy, chúng tôi sẽ theo dơi họ, điều đó không có ǵ bất ngờ. Dù không lường trước được mọi vấn đề, nhưng chúng tôi không mong đợi rằng sẽ có bất kỳ mối đe dọa nào sắp xảy ra đối với an ninh quốc gia của Mỹ, vùng Caribe hoặc bất kỳ nơi nào khác trong khu vực".
Hai quan chức Mỹ ngày 11/6 cho biết các tàu Nga dự kiến sẽ tới Venezuela sau Cuba, nhưng không rơ sẽ có hoạt động ǵ ở đó.
Các sự kiện ở vùng Caribe lần này khác với cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba xảy ra hơn 60 năm trước. Cuộc khủng hoảng năm 1962 diễn ra sau khi Mỹ phát hiện ra các địa điểm phóng tên lửa đạn đạo hạt nhân của Liên Xô ở Cuba.
Trong suốt 13 ngày, cuộc khủng hoảng đă khiến Liên Xô và Mỹ rơi vào khủng hoảng và căng thẳng nguy hiểm đến mức gần như nổ ra một cuộc chiến tranh hạt nhân. T́nh h́nh đă được làm dịu sau khi chính quyền Kennedy đạt được thỏa thuận với Điện Kremlin về việc dỡ bỏ tên lửa khỏi Cuba.