Chỉ sau 1 tháng trước dùng tay nhổ khóe ngón chân út, người đàn ông ở Đồng Tháp đă phải cắt 1/3 giữa cẳng chân để khống chế nhiễm trùng lan rộng lên phía trên cơ thể.
Ông P.V.H. (69 tuổi, Đồng Tháp) bị bệnh tiểu đường hơn 20 năm. Hơn 1 tháng trước, ông dùng tay nhổ khóe ngón út chân phải tạo ra vết xước nhỏ. Ông dùng thuốc sát khuẩn bôi. V́ không thấy đau nên ông không để ư nhiều đến vết thương.
3 tuần sau, ông H. ngửi thấy mùi hôi, khi kiểm tra cơ thể thấy bàn chân sưng phù, ngón út có màu đen như hắc ín, rỉ dịch. Ông được con đưa tới bệnh viện gần nhà, bác sĩ chỉ định cắt cụt ngón út.
Mặc dù được thay băng, chăm sóc vết thương hàng ngày nhưng vết thương không giảm mà ngày càng nặng thêm. Chỉ trong 3 ngày, 2 ngón chân bên cạnh đă bắt đầu hoại tử theo. Lần này, ông H. được gia đ́nh đưa đến BVĐK Tâm Anh TP.HCM.
Kết quả chụp cắt lớp vi tính dựng h́nh mạch máu chi dưới (DSA), cho thấy hẹp tắc nhiều đoạn động mạch chi dưới kèm xơ vữa rải rác. Chỉ số đường huyết của ông Tân cao.
Ngày 11/6, bác sĩ Nguyễn Thị Kim Tuyền, khoa Nội tiết - Đái tháo đường, cho biết chân của người bệnh bị nhiễm trùng nặng, hoại tử nhiều ngón. Bàn chân chịu sức nặng của toàn bộ cơ thể, liên tục bị t́ đè, cọ xát, tiếp xúc mặt đất thường xuyên nên dễ tổn thương, nhất là người tiểu đường. Người bệnh thường bị giảm hoặc mất cảm giác đau ở bàn chân, nếu kiểm soát đường huyết không tốt dễ bị biến chứng loét, nhiễm trùng chân.
Sau khi hội chẩn, bác sĩ quyết định cắt 1/3 giữa cẳng chân phải của người bệnh để khống chế nhiễm trùng lan rộng lên phía trên cơ thể, giảm nguy cơ cắt cụt thêm sau này. Ông Tân giữ lại được 2/3 cẳng chân để có thể đeo chân giả, đi lại dễ dàng hơn sau điều trị.
V́ sao người bệnh tiểu đường cần đặc biệt chăm sóc bàn cân?
Người đàn ông mắc bệnh tiểu đường bất ngờ phải cắt cụt chân chỉ v́ lấy khóe móng chân theo cách này- Ảnh 2.
Ảnh minh họa
Bác sĩ Tuyền cảnh báo người bệnh tiểu đường không được bỏ qua dù 1 vết thương nhỏ ở bàn chân, hay tŕ hoăn thời gian tới bệnh viện mà tự điều trị tại nhà dẫn đến hậu quả đáng tiếc, có khi phải cắt cụt chân.
Trong đa số người bệnh tiểu đường có tổn thương bàn chân, cơ chế sinh lư bệnh ban đầu là mất cảm giác bàn chân. Sự mất cảm giác thường đi kèm với giảm cảm giác rung, mất phản xạ gân gót chân. Các yếu tố dẫn đến cắt cụt chân tùy vào đánh giá t́nh trạng vết thương và các yếu tố khác như: t́nh trạng kiểm soát đường huyết, thời gian mắc bệnh tiểu đường, tuổi người bệnh, bệnh thần kinh ngoại biên, bệnh mạch máu ngoại biên.
Chưa dừng lại ở việc cắt cụt, chăm sóc vết thương sau cắt cụt chân cũng mất thời gian dài gây tiêu tốn nhiều chi phí, ảnh hưởng tới chất lượng đời sống của người bệnh. Cắt cụt chân khiến tàn phế có thể gây sang chấn tâm lư cho người bệnh. Trên thế giới, cứ 30 giây trôi qua sẽ có 1 người bệnh tiểu đường bị cắt cụt chân do biến chứng bàn chân tiểu đường.
Cách pḥng biến chứng bàn chân ở người bệnh tiểu đường
Để chủ động pḥng biến chứng bàn chân tiểu đường, người bệnh cần kiểm soát tốt đường huyết và chăm sóc chân đúng cách gồm: móng chân nên cắt ngang và quan sát chân mỗi ngày để phát hiện vết trầy xước, bóng nước…; rửa chân thường xuyên và lau khô sau đó, tránh ngâm chân quá lâu, tránh dùng các hóa chất mạnh để ngâm và rửa chân, tránh ngâm chân trong nước quá nóng hay quá lạnh, không mang tất chân quá chật và đi chân đất…
Ngoài ra, người bệnh có thể chủ động khám tầm soát biến chứng bàn chân tiểu đường khoảng 2 lần/năm nhằm phát hiện những biến chứng bàn chân sớm. Ở người bệnh đă có biến chứng bàn chân cần đi khám theo chỉ định của bác sĩ để có phương pháp xử trí kịp thời, tránh biến chứng loét chân, đoạn chi.
VietBF@ sưu tập