6/16
MANILA, Philippines (NV) – Philippines đang trông cầu được Liên Hiệp Quốc xác nhận về việc mở rộng thềm lục địa tại Biển Đông và bảo đảm các quyền “độc quyền” về khai thác tài nguyên biển, trong bối cảnh căng thẳng lănh thổ với Trung Quốc tại vùng biển này ngày càng gia tăng, văn pḥng ngoại giao Manila cho biết được Đài RFA ghi nhận.
Bộ Ngoại Giao Philippines cho biết phái đoàn tại Liên Hiệp Quốc đệ tŕnh hồ sơ lên Ủy Ban Liên Hiệp Quốc về Ranh Giới Thềm Lục Địa CLCS hôm Thứ Sáu, 14 Tháng Sáu để “ghi danh quyền của Philippines liên quan tới Thềm Lục Địa Mở Rộng ECS, thuộc Khu Vực Tây Palawan” trên biển.
“Hôm nay, chúng tôi muốn bảo đảm tương lai quốc gia bằng cách bày tỏ quyền độc quyền của Philippines trong việc thăm ḍ và khai thác tài nguyên thiên nhiên bằng quyền ECS của chúng tôi,” Marshall Louis M. Alferez, phụ tá thư kư đặc trách các Vấn Đề Hàng Hải và Đại Dương tại Bộ Ngoại Giao Philippines cho biết.
Một tàu tuần duyên Trung Quốc theo dơi thuyền đánh cá Philippines trên Biển Đông ngày 16 Tháng Năm, 2024 (H́nh: TED ALJIBE/AFP/Getty Images)
Bộ Ngoại Giao Philippines chỉ ra rằng Manila có ư định mở rộng thềm lục địa của Philippines vượt xa hơn ranh giới vành đai của Vùng Đặc Quyền Kinh Tế EEZ có phạm vi 200 hải lư (370.4 kilometer) tại Biển Đông, nhưng không nói rơ mở rộng thêm bao nhiêu. Người ta tin rằng lănh hải Philippines tại vùng biển này rất giàu dầu mỏ và khoáng sản.
“Philippines có quyền thiết lập ranh giới vành đai của thềm lục địa, gồm có đáy biển và ḷng đất của các khu vực ngầm dưới nước kéo dài hơn 200 hải lư (370.4 kilometer) nhưng không hơn 350 hải lư (648.2 kilometer) tính từ lằn ranh gốc dùng để đo chiều rộng của lănh hải,” Bộ Ngoại Giao Philippines cho biết trong một tuyên bố trên mạng xă hội.
Bộ Ngoại Giao Philippines lưu ư rằng đảo quốc này có quyền thiết lập ranh giới vành đai thềm lục địa theo Điều 76 của Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển UNCLOS.
Theo UNCLOS, một quốc gia duyên hải có quyền độc quyền và chủ quyền đối với thềm lục địa “với mục đích thăm ḍ và khai thác tài nguyên thiên nhiên tại thềm lục địa đó.”
Philippines loan báo quyền thiết lập vành đai trước bối cảnh căng thẳng với Trung Quốc diễn ra tại vùng đặc quyền kinh tế EEZ của Philippines trong khu vực Biển Đông, được người Philippines gọi là Tây Hải Philippines.
Trong những tháng gần đây, tàu tuần duyên Trung Quốc hà hiếp tàu dân sự Philippines hoạt động trong vùng biển EEZ chồng lấn với các yêu sách bành trường của Trung Quốc về lănh hải.
Manila nộp đơn khiếu nại lên Liên Hiệp Quốc ngay trước khi Trung Quốc áp dụng yêu sách mới trong đó cho phép lực lượng tuần duyên Trung Quốc ngăn chặn và bắt giữ tàu thuyền và thủy thủ đoàn ngoại quốc nếu “xâm phạm” vùng lănh hải Trung Quốc tuyên bố chủ quyền.
Ṭa Đại Sứ Trung Quốc tại Manila không lập tức phản hồi về bước đi ngoại giao của Philippines.
Cuối Tháng Năm, Bộ Ngoại Giao Trung Quốc bảo vệ quy định cấm xâm phạm, nói rằng điều đó được thiết lập để các biện pháp thực thi công lực của Trung Quốc có khuôn phép “và duy tŕ trật tự trên biển tốt hơn.”
“Các cá nhân và thực thể không cần phải lo lắng miễn là họ không làm ǵ bất hợp pháp,” Mao Ninh (Mao Ning), phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Quốc phát biểu tại một cuộc họp báo thường kỳ vào ngày 29 Tháng Năm.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ thủy lộ tại Biển Đông, dẫn tới bất đồng với Philippines, Mă Lai, Brunei, Việt Nam và Đài Loan.
UNCLOS là nền tảng cho một vụ kiện bước ngoặt do Philippines đệ tŕnh chống lại Trung Quốc năm 2012 sau trận đối đầu tại Băi Cạn Scarborough. Năm 2016, một ṭa án trọng tài Liên Hiệp Quốc đưa ra phán quyết có lợi cho Manila, nhưng Bắc Kinh từ chối công nhận phán quyết và trên thực tế vẫn kiểm soát băi cạn này.
Năm 2012, ủy ban Liên Hiệp Quốc phê chuẩn yêu sách do Manila đệ tŕnh nhằm mở rộng một phần thềm lục địa của rặng Philippine Rise tại vùng Biển Philippines, thời điểm đó được gọi là rặng Benham Rise, thêm 135,506 kilometer.
Hồ sơ mới nhất Manila đệ tŕnh lên ủy ban Liên Hiệp Quốc được chuẩn bị trong nhiều năm và được Tổng Thống Ferdinand Marcos Jr. chấp thuận, một phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Philippines cho biết trong một tuyên bố hôm Thứ Bảy
|