Luật Dược sửa đổi có bổ sung ngoài việc bán thuốc tại các hiệu thuốc truyền thống sẽ cho phép kinh doanh thuốc trên sàn thương mại điện tử. Thuốc được bán trên sàn thương mại điện tử phải thuộc danh mục thuốc không kê đơn. Thuốc kê đơn bán trực tiếp, có đơn thuốc của bác sĩ. Người bán thuốc trên mạng phải được cấp phép đầy đủ, có người chịu trách nhiệm chuyên môn.
Chiều 18-6, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược được đưa ra bàn thảo tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV với nhiều điểm mới đáng chú ư.
Luật Dược sửa đổi có chính sách ưu tiên đối với thuốc nội địa, ưu tiên mua thuốc sản xuất trong nước, trong đó có thuốc mới, biệt dược gốc chuyển giao công nghệ tại Việt Nam bằng nguồn vốn nhà nước, quỹ bảo hiểm y tế. Sẽ không chào thầu thuốc nhập khẩu đối với thuốc đă có ít nhất ba hăng trong nước sản xuất trên dây chuyền tiêu chuẩn EU-GMP (thực hành tốt sản xuất thuốc theo tiêu chuẩn châu Âu). Điều này thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào dây chuyền sản xuất thuốc công nghệ cao, đáp ứng EU-GMP.
Dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược cấm kinh doanh thuốc trên các nền tảng mạng xă hội nhưng cho phép kinh doanh qua sàn thương mại điện tử
Bán hàng trên mạng xă hội (MXH) là xu thế chung khi công nghệ ngày càng phát triển. Tuy nhiên, cần có chế tài quản lư chặt chẽ hoạt động livestream, quảng cáo đối với thuốc, do đây là mặt hàng đặc biệt, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, tính mạng người tiêu dùng.
Dự luật bổ sung quy định kinh doanh các thuốc, nguyên liệu làm thuốc phải thực hiện trên sàn giao dịch thương mại điện tử (TMĐT), ứng dụng TMĐT bán hàng, website TMĐT bán hàng. Cơ sở kinh doanh dược được đăng tải các thông tin của thuốc phù hợp với quy định về thông tin thuốc và quảng cáo thuốc trên phương tiện kinh doanh TMĐT. Phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, hợp pháp, trung thực của các hồ sơ, tài liệu cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền.
Theo Sở Y tế TP HCM, h́nh thức bán thuốc, thực phẩm chức năng trên các nền tảng mạng xă hội và livestream ngày nay khá phổ biến. Thậm chí, có công ty dược phẩm tổ chức phiên livestream bán hàng trên MXH thu hút hàng triệu lượt xem, bán được hàng ngàn sản phẩm. Sở sẽ tăng cường, thường xuyên theo dơi việc quảng cáo, kinh doanh thuốc trên các kênh thông tin điện tử. Đồng thời, kêu gọi người dân khi phát hiện đơn vị, cơ sở nào kinh doanh thuốc qua mạng, thuốc không rơ nguồn gốc hoặc quảng cáo gây nhầm lẫn giữa thuốc và thực phẩm bảo vệ sức khỏe có thể báo lên ứng dụng y tế trực tuyến hoặc đường dây nóng của Sở Y tế để xử lư.
Việc bán thuốc, dược phẩm qua mạng xă hội tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với sức khỏe người tiêu dùng, do đó nhiều quốc gia đă ban hành quy định cấm và áp dụng các biện pháp xử lư nghiêm ngặt. Tại Singapore, New Zealand, Canada, Mỹ, cơ quan chức năng có quyền yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ mạng xă hội (SMSP) gỡ bỏ các trang web hoặc tài khoản vi phạm quy định về bán thuốc. Hành vi vi phạm có thể bị phạt tới 50.000 SGD (khoảng 940 triệu đồng) ở Singapore, 50.000 NZD (khoảng 779 triệu đồng) ở New Zealand, 500.000 CAD (khoảng 9,3 tỉ đồng) ở Canada và 1 triệu USD (khoảng 25,5 tỉ đồng) ở Mỹ. Trường hợp vi phạm nghiêm trọng, cá nhân hoặc tổ chức vi phạm có thể bị truy tố h́nh sự và chịu án tù tới 12 tháng tù (Singapore), 5 năm tù (New Zealand), 3 năm (Canada), 10 năm tù (Mỹ). Ngoài ra, các quốc gia này c̣n yêu cầu nhà cung cấp dịch vụ mạng xă hội xác minh danh tính người bán thuốc, gỡ bỏ quảng cáo sai lệch và cung cấp thông tin cho người tiêu dùng về nguy cơ khi mua thuốc qua mạng.