MANILA, Philippines
Hôm thứ Tư, 19 tháng Sáu, Tổng tư lệnh quân đội Philippines yêu cầu TQ hoàn trả lại vài khẩu súng và quân nhu mà lực lượng tuần duyên TQ đă tịch thu tại khu vực băi cạn đang có sự tranh chấp và đ̣i phải bồi thường thiệt hại trong cuộc tấn công mà ông ví như bọn cướp biển tại Biển Đông.
Hôm thứ Hai 17/6, bọn lính TQ lái 8 chiếc thuyền máy liên tục ủi vào hai thuyền bơm hơi của Hải quân Philippines, sau đó c̣n xông lên thuyền để ngăn không cho binh sĩ Hải quân Philippines vận chuyển thức ăn và các nhu yếu phẩm trong đó có cả vũ khí đến một tiền đồn của Philippines, nằm ở Băi Cạn Second Thomas, nơi mà Bắc Kinh cũng tuyên bố nắm chủ quyền, theo các viên chức Philippines.
Sau khi liên tục ẩu đả và đụng độ, toán lính TQ với quân số đông đă áp đảo và tịch thu hết số thuyền cao su của Philippines rồi dùng rựa, dao và búa cho đập phá. Toán lính TQ c̣n tịch thu8 khẩu súng M4, được cất trong vài cái hộp, các dụng cụ ḍ đường cùng các nhu yếu phẩm khác và đả thương vài binh lính Hải quân Philippines, trong đó có một người đă bị mất ngón tay cái bên phải, theo hai viên chức an ninh Philippines ẩn danh đă nói với hăng tin AP hôm thứ Ba.
Ngư phủ Philippines đang đi tuần hành trước Ṭa Lănh Sự TQ nhằm phản đối hành động xâm chiếm Biển Đông tại Manila ngày 11/6/2024 (H́nh: TED ALJIBE/AFP/Getty Images)
"Yêu cầu phía TQ trả lại súng ống và quân nhu cho Philippines và chúng tôi cũng yêu cầu họ phải bồi thường thiệt hại", Tướng Romeo Brawner Jr., vị đứng đầu quân đội Philippines, cho biết trong một cuộc họp báo tại tỉnh Palawan thuộc miền Tây Philippines, nơi mà ông trao tặng huy chương cho người binh sĩ Hải quân bị mất ngón tay cái.
"Họ đă ngang nhiên xông lên tàu của chúng tôi và c̣n tịch thu quân nhu của chúng tôi", ông Brawner nói.
"Họ chẳng khác nào bọn cướp biển với những hành động hung hăng này".
"Tay cầm dao dài và rựa, lực lượng tuần duyên TQ rắp tăm đánh đập các quân nhân Philippines tay không tấc sắt, khi phải chống trả bằng tay không để đỡ đ̣n và xô xát với binh lính TQ", ông Brawner nói tiếp.
"Mục tiêu của chúng tôi cũng là để ngăn ngừa không để cho chiến tranh bộc phát".
TrQ lên tiếng quy trách nhiệm cho Philippines về vụ xô xát này, khi nói rằng chính các quân nhân Philippines đă
"xâm phạm" băi cạn bất chấp su76 cảnh cáo.
"Đây là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến vụ xô xát", phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Lin Jian nói tại Bắc Kinh.
"Lực lượng tuần duyên TQ thực hiện các biện pháp thực thi nhiệm vụ chuyên nghiệp bằng sự kiềm chế nhằm ngăn chặn vụ tiếp tế bất hợp pháp của tàu thuyền Philippines và không hề trực tiếp đánh đập các quân nhân Philippines".
Hoa Kỳ một lần nữa khẳng định với lời lẻ cảnh cáo mạnh mẻ hôm thứ Ba rằng Mỹ có trách nhiệm bảo vệ cho Philippines, một quốc gia đồng minh theo hiệp ước an ninh đôi bên.
"Băi Cạn Second Thomas", vốn là một phần của quần đảo Trường Sa đang có tranh chấp, do một tiểu đội binh sĩ Hải quân Philippines trấn giữ trên một tàu chiến nhỏ bị mắc cạn được lực lượng tuần duyên và Hải quân TQ theo dơi từng bước chân trong cuộc đối đầu lănh thổ kéo dài nhiều năm qua. TQ lớn tiếng tuyên bố họ nắm chủ quyền gần như toàn bộ ở Biển Đông.
Người ta lo ngại rằng các vụ tranh chấp tại Biển Đông, vốn được coi là điểm nóng tại Á Châu, có thể sẽ leo thang và thúc đẩy Hoa Kỳ và TQ vào một cuộc xung đột với quy mô lớn hơn. Ngoài TQ và Philippines, Việt Nam, Mă Lai, Brunei và Đài Loan cũng từng tham gia vào các cuộc đối đầu ngày càng căng thẳng tại thủy lộ nhộn nhịp này.
Từ hồi năm ngoái, t́nh h́nh thù địch giữa TQ và Philippines đă leo thang tại vùng biển tranh chấp, đặc biệt là ở
Băi Cạn Second Thomas, cách bờ biển Philippines chưa đầy 200 hải lư (370 km) và là nơi mà con tàu BRP Sierra Madre, nay bị rỉ sét, bị cố t́nh cho mắc cạn hồi năm 1999 để h́nh thành ra một dạng tiền đồn lănh thổ. Con tàu này vẫn là một tàu quân sự đang hoạt động, tức là bất cứ cuộc tấn công nào nhắm vào BRP Sierra Madre đều có thể bị Philippines coi là hành động gây chiến.