Thương chiến Mỹ-Trung tiếp diễn, nối gót Donald Trump, chính quyền Tổng thống Joe Biden mạnh tay giáng liên tiếp nhiều đ̣n thuế quan với hàng Trung Quốc nhằm bảo vệ lợi ích của người Mỹ.
Trong bối cảnh đó, chuyên gia nhận định về việc doanh nghiệp Việt Nam sẽ được hưởng lợi như thế nào và có thể đối mặt với những thách thức, rủi ro ra sao.
Mỹ mạnh tay với hàng Trung Quốc?
Hôm 14/5 vừa qua, như đă biết, chính quyền Mỹ thể hiện động thái không hề nhượng bộ khi quyết định tăng mạnh thuế quan đối với một loạt hàng hoá Trung Quốc.
Những mặt hàng “made in China” bị chính quyền Joe Biden tiếp tục giáng đ̣n thuế quan có tổng kim ngạch nhập khẩu hàng năm vào Mỹ đạt 18 tỷ USD.
Tổng thống Biden cũng giữ nguyên mức thuế đánh vào 300 tỷ USD sản phẩm Trung Quốc do người tiền nhiệm là Donald Trump đưa ra trước đó.
Nhà Trắng tuyên bố, việc tăng thuế quan này là cần thiết để bảo vệ các ngành công nghiệp quốc doanh của Mỹ khỏi t́nh trạng cạnh tranh không b́nh đẳng, đặc biệt là với làn sóng hàng giá rẻ ồ ạt từ Trung Quốc.
Bất chấp thương chiến Mỹ-Trung, hàng Trung Quốc vào Mỹ vẫn tăng áp đảo. Riêng năm 2023, Mỹ nhập 427 tỷ USD hàng hóa từ Trung Quốc, trong khi chỉ xuất 148 tỷ USD hàng hóa vào thị trườngtỷ dân, mức chênh lệch có thể thấy là rất lớn về cán cân thương mại.
Theo quyết định mới này, Mỹ sẽ tăng gấp 4 lần thuế quan đối với xe điện nhập khẩu từ Trung Quốc, từ 25% lên 100%. Thuế nhập khẩu đối với tấm pin năng lượng mặt trời Trung Quốc tăng gấp đôi từ 25% lên 50%. Thuế đối với một số sản phẩm thép và nhôm Trung Quốc sẽ tăng hơn 3 lần từ 7,5% lên 25%.
Thậm chí, Chủ tịch Ủy ban Ngân hàng Thượng viện Hoa Kỳ Sherrod Brownn c̣n hé lộ, người Mỹ muốn Biden cấm hoàn toàn xe điện của Trung Quốc do lo ngại chúng "gây rủi ro cho dữ liệu cá nhân của người Mỹ".
Trung Quốc phản ứng lại đ̣n thuế quan mới của Mỹ bằng tuyên bố sẽ thực hiện các biện pháp kiên quyết để bảo vệ quyền và lợi ích của Bắc Kinh.
Việt Nam được lợi?
Đối với động thái mới của chính quyền Joe Biden, Chứng khoán VnDirect nhận định, việc Mỹ áp thuế nhập khẩu Trung Quốc sẽ khiến sự phân mảnh toàn cầu các công đoạn trong chuỗi cung ứng chuyển hưởng khỏi Trung Quốc gia tăng.
Từ đó các quốc gia ASEAN được cho là sẽ hưởng lợi, trong số này bao gồm cả Việt Nam - quốc gia đứng thứ tư về thặng dư thương mại với Mỹ, sau Trung Quốc, Mexico và EU.
Theo giới phân tích, đối với Việt Nam – một nền kinh tế có độ mở cao, việc Mỹ đánh thuế Trung Quốc sẽ vừa mang lại lợi ích nhưng cũng tiềm ẩn những rủi ro nhất định.
Một mặt, Việt Nam có thể tận dụng việc phân mảnh toàn cầu bằng cách đáp ứng nhu cầu từ các đơn đặt hàng nhập khẩu ngày càng tăng từ Mỹ, từ đó thu hút thêm FDI vào các lĩnh vực chiến lược, tạo việc làm và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững trong dài hạn.
"Chúng tôi tin rằng Việt Nam có khả năng gia tăng thị phần trong “miếng bánh” ngành bán dẫn và là ứng cử viên phù hợp cho chiến lược Trung Quốc +1, nhờ sở hữu lực lượng lao động dồi dào, vị trí chiến lược với nhiều khu công nghiệp sẵn có và những doanh nghiệp công nghệ lớn như FPT hoặc CMG", VnEconomy dẫn lời ông Barry Weisblatt, Giám đốc phân tích VnDirect đánh giá.
Năm ngoái,Việt Nam đă củng cố vị thế là nhà cung cấp chip lớn cho Mỹ với kim ngạch xuất khẩu chip đạt 562 triệu USD tăng 75,1% so với cùng kỳ, đứng thứ ba, chỉ sau Malaysia và Đài Loan.
C̣n rủi ro là ǵ?
Tuy nhiên, theo chuyên gia, Việt Nam cũng cần nhận thức được những rủi ro tiềm ẩn.
“V́ việc tăng nhập khẩu của Trung Quốc vào Việt Nam, cùng với việc xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ tăng lên có thể làm dấy lên nghi ngờ về việc Trung Quốc lợi dụng Việt Nam để né thuế. Việc này có thể khiến Mỹ cân nhắc các biện pháp thuế quan với Việt Nam sau này”.
Cũng cần lưu ư rằng, trong tất cả các mặt hàng Mỹ bổ sung thuế quan đối với Trung Quốc, Việt Nam cần đặc biệt lưu ư mặt hàng “sắt thép các loại”, với kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam đạt 5,7 tỷ USD vào năm 2023, chiếm 5,1% tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2023 từ Trung Quốc.
Đặc biệt, trong tháng 5, kim ngạch nhập khẩu sắt thép các loại từ Trung Quốc tăng 23,0% so với tháng trước (so với 12,1% trong tháng 4).
Đồng thời,2 doanh nghiệp sản xuất HRC tại Việt Nam (như Sputnik đưa tin trước đó là Tập đoàn Ḥa Phát và Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh) mới đây đă gửi hồ sơ tới Cục Pḥng vệ thương mại Việt Nam yêu cầu khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm thép HRC nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam khi thép cuộn cán nóng được nhập khẩu ồ ạt vào Việt Nam thời gian gần đây.
Bên cạnh đó, Chứng khoán VnDirect điều chỉnh dự báo tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam lên 11% so với cùng kỳ được thúc đẩy bởi thương mại toàn cầu phục hồi, khu vực sản xuất tăng trưởng tích cực hơn và những lợi ích tiềm tàng từ việc Mỹ áp thuế nhập khẩu lên Trung Quốc.
Bên cạnh đó, VnDirect lưu ư, hiện Việt Nam đang chờ quyết định của Bộ Thương mại Mỹ về việc công nhận Việt Nam là “nền kinh tế thị trường” trong cuộc hợp tháng 7 tới.
“Điều này khá quan trọng đối với hoạt động thương mại, và là ch́a khóa giúp hàng hóa Việt Nam được xuất khẩu sang Mỹ dễ dàng hơn nhờ những nới lỏng trong rào cản thương mại song phương”, VnDirect nhấn mạnh.