T́nh báo Mỹ tin rằng các lănh đạo Trung Quốc gần như thấy rất ít khả năng cải thiện t́nh h́nh quan hệ song phương sau cuộc bầu cử sắp tới giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và cựu Tổng thống Donald Trump.
Ông Donald Trump (trái) và ông Joe Biden (phải). Ảnh: Reuters
Trước cuộc tranh luận đầu tiên về chiến dịch tranh cử tổng thống vào tuần tới, các cơ quan t́nh báo Mỹ đánh giá Trung Quốc không có sự ưu tiên rơ ràng nào giữa hai ứng cử viên.
Báo cáo cho thấy các quan chức Bắc Kinh, giống như những người đồng cấp ở Washington, tin rằng mối quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ tiếp tục đi xuống bất chấp sự gia tăng các cuộc gặp cấp cao gần đây, được coi là nỗ lực nhằm giải quyết những bất đồng.
Đánh giá của t́nh báo Mỹ phù hợp với các cuộc phỏng vấn quan chức Trung Quốc. Phát biểu giấu tên, các quan chức này cho biết quan điểm của Bắc Kinh là cả hai ứng viên đều có ư định kiềm chế Trung Quốc và cản trở sự phát triển của nước này.
Ông Gao Zhikai, một cựu quan chức ngoại giao Trung Quốc cho biết: "Hai ứng viên đều không phải là lựa chọn lư tưởng với Trung Quốc. Ông Biden có phong cách Chiến tranh Lạnh, trong khi ông Trump có thể sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt và thuế quan đối với Trung Quốc để theo đuổi chương tŕnh nghị sự ưu tiên nước Mỹ của ḿnh”.
Khi được hỏi về cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, ông Liu Pengyu, phát ngôn viên của Đại sứ quán Trung Quốc tại Mỹ, cho biết Bắc Kinh không b́nh luận về “các vấn đề nội bộ của Mỹ”.
Trong nhiệm kỳ đầu tiên, ông Trump đă tuyên bố "chiến tranh thương mại" với Trung Quốc và giám sát việc định hướng lại chiến lược quân sự của Mỹ để đối phó với Bắc Kinh. Vào cuối nhiệm kỳ của ông, các quan chức ở cả Bắc Kinh và Washington đều coi mối quan hệ giữa hai nước là một cuộc Chiến tranh Lạnh mới.
Khi vận động tranh cử, ông Trump đă đưa ra ư tưởng về mức thuế 60% đối với hàng hóa do Trung Quốc sản xuất. Ông Liu, phát ngôn viên Đại sứ quán Trung Quốc, nói rằng việc tăng thuế đối với hàng hóa Trung Quốc sẽ làm tăng giá hàng hóa, “gây thêm tổn thất cho các công ty và người tiêu dùng Mỹ” đồng thời gây tổn hại cho chuỗi cung ứng toàn cầu.
Tuy nhiên, các quan chức Trung Quốc cũng tin rằng mặt trái của những lo ngại này là việc nhiệm kỳ tổng thống của ông Trump có thể làm suy yếu mối quan hệ của Washington với các đồng minh, mở ra cơ hội cho Bắc Kinh. Ông Trump từng xích mích với đồng minh châu Âu về chi tiêu quốc pḥng, cũng như phàn nàn về chi phí bảo vệ mà Mỹ dành cho Nhật Bản và Hàn Quốc.
Trong khi đó, viễn cảnh về nhiệm kỳ thứ hai của ông Biden cũng không thực sự "tươi sáng" với Bắc Kinh.
Theo các quan chức Mỹ và Trung Quốc, mối quan tâm chính đối với những nhà hoạch định chính sách ở Bắc Kinh có thể là nỗ lực của ông Biden nhằm tăng cường quan hệ với các đối tác trong khu vực. Trong 4 năm qua, Trung Quốc thường xuyên chỉ trích các nhóm như Quad - bao gồm Mỹ, Úc, Ấn Độ, Nhật Bản và Aukus - một hiệp ước quốc pḥng giữa Úc, Anh và Mỹ là "những nỗ lực nhằm kiềm chế Bắc Kinh".
Tại một diễn đàn quốc pḥng gần đây ở Singapore, một đại biểu Trung Quốc đă cáo buộc Mỹ đang cố gắng xây dựng một Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ở châu Á.
Ông Lưu cho biết mục đích chiến lược Ấn Độ Dương - Thái B́nh Dương của Mỹ là "bao vây Trung Quốc".
Bất kể ai chiếm ưu thế trong cuộc bầu cử tháng 11, th́ các quan chức ở Washington và Bắc Kinh đều đang chuẩn bị cho những giai đoạn căng thẳng hơn.
Ông Gao, cựu quan chức ngoại giao, nói: "Từ quan điểm của Trung Quốc, chúng tôi chỉ cần ngồi yên. Bất cứ ai giành chiến thắng, Trung Quốc đều cần phải ứng xử với họ như hiện tại, thay v́ hy vọng vào những điều phi thực tế”.