Stress kích thích cơ thể tiết nhiều hormone căng thẳng, ảnh hưởng đến nhịp tim, làm trầm trọng bệnh nền tim mạch, huyết áp, tiểu đường, tăng nguy cơ đột quỵ.
Đột quỵ xảy ra khi cục máu đông (huyết khối) gây tắc nghẽn động mạch cung cấp máu cho năo hoặc mạch máu năo bị vỡ. Năo không nhận được lượng oxy cần thiết làm các tế bào năo chết nhanh chóng. Tùy thuộc vào lượng mô năo bị tổn thương, hậu quả đột quỵ sẽ khác nhau.
TS.BS Lê Văn Tuấn, Giám đốc Trung tâm Khoa học Thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết đột quỵ có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai. Trong đó, những người mắc một số yếu tố như lớn tuổi, tăng huyết áp, mắc bệnh tim, tiểu đường, béo ph́, cholesterol cao, ngưng thở khi ngủ có nguy cơ cao hơn. Hút thuốc lá, tiền sử gia đ́nh có người đột quỵ cũng làm tăng nguy cơ này. Stress, căng thẳng không gây ra đột quỵ, nhưng kết hợp với các yếu tố nguy cơ kể trên dễ mắc bệnh hơn.
Stress thúc đẩy cơ thể giải phóng nhiều hormone căng thẳng cortisol và adrenalin. Những hormone này khiến nhịp tim đập nhanh hơn và mạnh hơn. Các mạch máu dẫn đến tim giăn ra để máu chảy nhanh hơn, gây tăng huyết áp. Căng thẳng liên tục có thể dẫn đến huyết áp cao mạn tính, tổn thương động mạch vành.
Hormone căng thẳng kích hoạt thở nhanh hơn, nông hơn. Những thay đổi về nhịp thở liên quan đến căng thẳng có thể dẫn đến các cơn hen suyễn hoặc tăng thông khí. Từ đó chúng làm trầm trọng thêm các triệu chứng của người bệnh phổi tiềm ẩn như khí thũng hoặc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD).
Hormone này truyền tín hiệu cơ thể giải phóng lượng glucose cao hơn vào máu. Mức tăng glucose đột biến thường xuyên và nhanh chóng có thể thay đổi mạch máu, như xơ cứng thành động mạch làm hạn chế lưu lượng máu đến các cơ quan trong đó có năo.
Theo bác sĩ Tuấn, căng thẳng ngắn hạn hay dài hạn đều có liên quan đến nguy cơ đột quỵ. Căng thẳng ngắn hạn nhưng cao độ làm huyết áp tăng đột ngột gây đột quỵ. Huyết áp tăng cao lâu ngày khiến các vi mạch ở các mạch máu nhỏ dễ vỡ, dẫn đến xuất huyết năo.
Căng thẳng dài hạn hoặc các triệu chứng mạn tính c̣n liên quan đến trầm cảm, lo lắng, đau mạn tính, ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể, góp phần gây ra bệnh tim mạch mới hoặc làm bệnh trầm trọng hơn. Theo thời gian, tác động của căng thẳng lên cơ thể dễ dẫn đến đột quỵ.
Bác sĩ Tuấn cho biết thêm kiểm soát căng thẳng giúp cải thiện sức khỏe tinh thần và thể chất. Mỗi người có thể dành ít nhất 30 phút mỗi ngày vận động như đi dạo, giúp cơ thể loại bỏ các hormone gây căng thẳng, thư giăn cơ bắp, giảm cứng khớp, máu lưu thông tốt hơn. Hoạt động c̣n kích hoạt giải phóng endorphin, hóa chất tạo cảm giác dễ chịu, thúc đẩy thư giăn.
Tṛ chuyện với gia đ́nh, bạn bè nhằm mang lại năng lượng tích cực, giải quyết và đẩy lùi căng thẳng. Nghe nhạc, đọc sách giải trí, làm vườn, nấu ăn hoặc làm thủ công mỹ nghệ cũng có tác dụng. Nếu stress nghiêm trọng, kéo dài, người bệnh nên chủ động gặp chuyên gia tư vấn tâm lư hoặc bác sĩ để giải quyết.
Theo bác sĩ Tuấn, có hai loại đột quỵ, gồm thiếu máu cục bộ (do cục máu đông hoặc vật cản khác ngăn máu chảy qua mạch máu đến năo) và đột quỵ xuất huyết năo (do mạch máu bị vỡ). Khi gặp các triệu chứng nghi ngờ đột quỵ như tê yếu tay chân, méo miệng, lệch mặt, đau đầu, choáng váng, người bệnh nên đến bệnh viện càng sớm càng tốt.
|