Rắn nâu là loài rắn độc trên cạn lớn nhất ở Úc và là thủ phạm gây ra nhiều ca tử vong hơn bất cứ loài rắn nào tại đất nước này.
Vụ việc được một người phụ nữ ghi hình lại tại bãi biển Sellick, nằm về hướng Nam thành phố Adelaide, nước Úc. Theo đó, trong khi đang đi dạo ở khu vực gần bãi biển, bất ngờ cô gái này phát hiện ra một con rắn nâu cực độc đang chui lên từ dưới nắp cống.
Ban đầu chỉ một phần của con rắn thò ra khỏi nắp cống, rồi sau khi bò lên trên, chúng ta có thể thấy nó phải dài hơn 2 m và di chuyển rất nhanh tới bụi rậm gần đó.
Rất may không có tình huống tấn công con người nào gây ra bởi con rắn. Theo thống kê của các giáo sư trường đại học Melbourne, Úc, rắn nâu là nguyên nhân gây ra cái chết của hơn một nửa trường hợp bị rắn cắn nghiêm trọng ở Úc và hơn 60% cái chết liên quan đến rắn cắn.
Loài rắn nâu (tên khoa học: Pseudechis australis) có nọc độc được xếp hạng mạnh thứ hai trên thế giới, chỉ xếp sau rắn Taipan nội địa Úc (loài rắn trên cạn độc nhất hành tinh), tuy nhiên một cú cắn của rắn nâu lại phóng ra nhiều nọc độc hơn bất cứ loài rắn nào. Trung bình, một con rắn hổ mang tiết ra từ 10 - 40 mg nọc độc, duy nhất rắn nâu một cú cắn của nó sẽ tiết ra khoảng 150 mg nọc độc.
Với một lượng nọc độc lớn như thế, vết cắn của rắn nâu gây đau đớn cực lớn, có thể phá hủy các tế bào máu (tan máu), gây độc tế bào (phá vỡ tế bào), gây độc cho cơ (ảnh hưởng đến cơ bắp) và cũng gây độc thần kinh (ảnh hưởng đến tế bào thần kinh).
Con rắn sau khi chui lên khỏi nắp cống nhanh chóng trốn vào trong bụi rậm.
Sau khi được post lên trang facebook cá nhân của mình, clip nhanh chóng nhận được sự quan tâm của người dùng mạng internet. Một bình luận cho biết, con rắn độc đã xuất hiện ở đây được 2 năm, không biết bằng cách nào mà nó né tránh được hết các cuộc vây bắt, do đó hiện tại nó vẫn đang hoạt động tự do gần bãi biển.
VietBF@ sưu tập