Tờ New York Times nhận định, ông Putin vừa có "ván cược mạo hiểm" trong bối cảnh căng thẳng giữa Nga và phương Tây đang leo thang.
Nga ồ ạt tập kích, Belarus bắn hạ UAV Ukraine
Trong bối cảnh căng thẳng gia tăng, Bộ Quốc pḥng Nga ngày 28/6 cho biết quân đội nước này đă tiến hành 17 cuộc tập kích bằng vũ khí chính xác cao và máy bay không người lái (UAV) tấn công nhằm vào các cơ sở năng lượng, cơ sở hạ tầng sân bay quân sự, trung tâm hậu cần tập kết vũ khí do phương Tây cung cấp, xưởng lắp ráp và kho chứa UAV, tàu không người lái tấn công, cũng như các điểm triển khai tạm thời của quân đội Ukraine và lính đánh thuê nước ngoài.
Động thái diễn ra sau cuộc tấn công thảm khốc của Ukraine nhằm vào Crimea bằng các tên lửa ATACMS do Mỹ cung cấp hôm 23/6, khiến 6 người thiệt mạng và 150 người bị thương.
Nga tăng cường các đợt tập kích vào Ukraine. Ảnh: Los Angeles Times.
Trước đó, ngày 26/6, lực lượng biên pḥng Belarus (quốc gia đồng minh thân cận của Nga) đă bắn hạ một UAV từ Ukraine xâm nhập trái phép nhằm thu thập thông tin về cơ sở hạ tầng biên giới của Belarus. Sự việc diễn ra sau khi Ủy ban Biên pḥng Quốc gia Belarus ngày 28/6 tuyên bố cơ quan này và Bộ Quốc pḥng đang triển khai các biện pháp tăng cường an ninh biên giới Belarus - Ukraine sau một "sự cố an ninh".
Bộ Quốc pḥng Belarus ngày 28/6 cũng thông báo nước này đă triển khai các hệ thống pháo phản lực phóng loạt ở khu vực biên giới và công bố các bức ảnh liên quan. Ngoài ra, lực lượng chức năng Belarus c̣n phát hiện một kho chứa các bộ phận của thiết bị nổ có thể được sử dụng để chế tạo bom tự chế tại khu vực biên giới giáp Ukraine.
Ông Putin cảnh báo đáp trả Mỹ
Trong một diễn triển khác, nhằm đáp trả các động thái của Mỹ và đồng minh trong việc hỗ trợ Ukraine và đe dọa an ninh Nga, Tổng thống Vladimir Putin đă chủ tŕ cuộc họp Hội đồng An ninh Liên bang Nga để thảo luận về các vấn đề liên quan đến việc sản xuất và triển khai hệ thống tên lửa tầm ngắn và tầm trung.
Tổng thống Putin khẳng định, Nga cần phải có hành động đáp trả và quyết định các bước đi tiếp theo, bao gồm việc sản xuất các hệ thống tấn công cần thiết. Ông Putin nhấn mạnh, Nga sẽ quyết định địa điểm triển khai các hệ thống tên lửa dựa trên t́nh h́nh thực tế và nhằm mục tiêu đảm bảo an ninh quốc gia.
Tuyên bố của tổng thống Putin ngay lập tức thu hút sự chú ư của truyền thông phương Tây. Tờ New York Times (Mỹ) nhận định việc Nga nối lại sản xuất tên lửa tầm ngắn và tầm trung là một "ván cược mạo hiểm" trong bối cảnh căng thẳng giữa Nga và phương Tây đang leo thang.
Bài báo cũng cho rằng tuyên bố của ông Putin "có phần mập mờ" khi không đề cập đến thời gian biểu cụ thể cho việc triển khai vũ khí mới. Ngoài ra, việc ông Putin chỉ trích Mỹ đưa tên lửa đến châu Âu và châu Á để tập trận cho thấy Nga vẫn để ngỏ cánh cửa đối thoại.
Trong khi đó, truyền thông Trung Quốc đánh giá tuyên bố của ông Putin "gây chấn động dư luận quốc tế", có thể tác động đến cán cân quyền lực toàn cầu.
Hiện Mỹ đang tiếp tục thúc đẩy các đợt viện trợ mới cho Ukraine để chống lại bước tiến của Nga trên chiến trường.
Trong ngày 28/6, hai quan chức Mỹ giấu tên cho biết chính quyền Tổng thống Joe Biden sẽ công bố gói viện trợ quân sự mới trị giá 1,5 tỷ USD cho Ukraine, bao gồm hệ thống pḥng không HAWK và đạn pháo 155 mm.
Tuy nhiên, một báo cáo của Lầu Năm Góc tiết lộ rằng tính đến cuối tháng 11/2022, số trang thiết bị quân sự viện trợ cho Ukraine bị báo cáo "mất tích" đă lên tới 62,2 triệu USD.
VietBF@ Sưu tập