Sự trở lại nắm quyền của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ là 'tiếng chuông nguyện hồn cho các tuyến đường sắt cao tốc' ở Mỹ, cựu Bộ trưởng Giao thông Ray LaHood nhận định.
Mối hoài nghi đường sắt cao tốc của Đảng Cộng ḥa
Phát biểu trên tờ Newsweek, chuyên gia, cựu Bộ trưởng Giao thông Mỹ Ray LaHood, hiện là Chủ tịch Liên minh Đường sắt Cao tốc Mỹ cho biết, Mỹ đang có những bước đi tích cực hướng tới mạng lưới đường sắt cao tốc tích hợp nhưng nếu ứng viên của Đảng Cộng ḥa chiến thắng trong cuộc đua vào Nhà Trắng, kế hoạch này có thể bị đe dọa.
Sau thời gian dài bàn bạc, vài năm gần đây, mới có một vài tuyến đường sắt cao tốc đầu tiên được xây dựng hoặc đang trong quá tŕnh đề xuất tại Mỹ.
Ở California, một tuyến đường sắt cao tốc mới có chiều dài khoảng 275km nối Los Angeles và San Francisco đang được xây dựng. Trong tháng 4 vừa qua, một tuyến đường sắt cao tốc có chiều dài 350km nối Las Vegas, Nevada tới miền Nam California cũng được khởi công.
Ngoài ra, c̣n có đề xuất xây dựng 2 tuyến đường sắt cao tốc nối Dallas tới Houston và Fort Worth ở Texas nhưng đang chờ chấp thuận.
Trong lúc, những dự án đường sắt cao tốc mới nhen nhóm, nếu Tổng thống Trump tái cử, đó rất có thể là "tiếng chuông nguyện hồn" cho các tuyến đường sắt cao tốc bởi nh́n chung đảng Cộng ḥa không thực sự tin tưởng vào việc đầu tư cho đường sắt cao tốc, theo ông LaHood.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump và các quan chức Đảng Cộng ḥa luôn bày tỏ hoài nghi về kế hoạch đường sắt cao tốc do chính quyền của Đảng Dân chủ qua các đời Tổng thống Obama và Biden đề xuất (Đồ họa: Newsweek).
Điều duy nhất có thể ngăn kịch bản trên xảy ra là Quốc hội Mỹ phải có nhiều Nghị sĩ muốn chung tay xây dựng kế hoạch đường sắt cao tốc và sẵn sàng phê chuẩn ngân sách cho kế hoạch đó. Thậm chí, nếu cần, họ sẽ phủ quyết hoặc phế truất người đứng đầu chính phủ, ông LaHood nói thêm.
Tuy hiện có một vài quan chức đảng Cộng ḥa thực sự muốn ủng hộ đường sắt cao tốc nhưng vẫn c̣n chần chừ hoài nghi bởi đó là ư tưởng xuất phát từ chính quyền Tổng thống đại diện cho Đảng Dân chủ như ông Barack Obama và Joe Biden.
Ông cho rằng trong lịch sử việc chính quyền Tổng thống Eisenhower quá quan tâm đến xây dựng hệ thống đường cao tốc liên bang là nguyên nhân khiến Mỹ không thể sở hữu các hệ thống đường sắt cao tốc tương tự như Nhật Bản, Tây Âu và Trung Quốc.
"Chính phủ Mỹ từ trước đến nay chưa hề đầu tư cho đường sắt cao tốc. Nếu nh́n vào nguồn đầu tư cho đường sắt cao tốc tại Trung Quốc, Nhật Bản và châu Âu, dễ thấy các dự án này rất tốn kém và khó có thể thực hiện bằng nguồn đầu tư từ tư nhân".
Bệ phóng từ chính quyền Obama và Biden
Cựu Bộ trưởng Giao thông LaHood cho rằng, những tín hiệu tích cực đối với đường sắt cao tốc hiện nay có công lớn từ quyết sách của các đời Tổng thống Obama và Biden.
Để minh chứng, ông LaHood viện dẫn Luật Tái Đầu tư và Phục hồi nước Mỹ năm 2009 cùng gói cứu trợ trị giá 1.000 tỷ USD cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng được kư thành luật năm 2021.
Chuyên gia giao thông Mỹ chỉ ra ngay trong 30 ngày đầu tiên sau khi Tổng thống Obama nhậm chức vào năm 2009, ông đă thể hiện sự ủng hộ với đường sắt cao tốc.
Tổng thống Mỹ Joe Biden trao đổi với Bộ trưởng Giao thông LaHood về đường sắt cao tốc trong khi cả hai di chuyển trên chuyến tàu đến Philadelphia năm 2011 (Ảnh: AP).
Trong gói thúc đẩy kinh tế trị giá 831 tỷ USD của chính quyền Tổng thống Obama nhằm giải quyết cuộc Đại Suy thoái năm 2009, có 48 tỷ USD trong số này được chi cho xây dựng cơ sở hạ tầng, trong đó 8 tỷ USD dành cho đường sắt cao tốc.
"Đó là lần đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ, một khoản tiền lên đến 8 tỷ USD được dành riêng cho đường sắt cao tốc và Tổng thống Obama xứng đáng được ghi nhận v́ điều đó", ông Lahood nói.
Chính quyền hiện nay của Tổng thống Biden cũng đă giành thắng lợi khi thuyết phục Quốc hội thông qua dự luật ngân sách trị giá 1.000 tỷ USD dành cho giao thông. Đây là gói dự luật giao thông lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ. Trong số này, 66 tỷ USD được dành cho đường sắt.
Chỉ cách đây không lâu, ông Biden đă công bố gói ngân sách 3 tỷ USD dành cho tuyến đường sắt cao tốc kết nối Las Vegas - Los Angeles và một khoản tương tự dành cho đường sắt cao tốc kết nối San Francisco và Los Angeles.
Một cuộc khảo sát hồi đầu tháng 6 do Newsweek thực hiện cho thấy 60% cử tri Mỹ ủng hộ xây đường sắt cao tốc tại Mỹ. Chỉ có 7% số cử tri được hỏi phản đối quyết định này. Tuy nhiên, khi được biết chi phí ước tính cho dự án đường sắt cao tốc kết nối San Francisco và Los Angeles ở California đă bị đội từ 33 tỷ USD lên 128 tỷ USD, số cử tri ủng hộ giảm c̣n 40%, số không ủng hộ tăng lên 33% trong khi 27% không chắc chắn về quyết định của ḿnh.